MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dân tình xôn xao giày sneaker làm từ bã cà phê tại Phần Lan, startup Việt được SharK Hưng và Linh rót vốn đã lẹ tay bung hàng, thậm chí bán lỗ để hút khách

24-08-2019 - 09:40 AM | Doanh nghiệp

"Lẹ tay" hơn và không chịu kém cạnh Phần Lan, một startup Việt mới đây đã chính thức cho ra đời sản phẩm sneaker làm từ thác rải ly nhựa và bã cà phê với tỷ trọng đạt khoảng 20% tổng nguyên liệu - bao gồm 12 cốc nhựa và 150 gram cà phê cho một đôi giày, đi trước đón đầu Rens.

Cách đây không lâu, thị trường thời trang trẻ, đặc biệt tín đồ sneaker dậy sóng với chiến dịch gọi vốn cộng đồng trên nền tảng Kickstarter: Giày chống thấm nước đầu tiên trên thế giới bằng vật liệu tái chế từ cà phê và nhựa của Jesse Khánh Trần và Sơn Chu - doanh nhân người Việt ở Phần Lan.

Thất vọng về sự không bền vững của ngành công nghiệp thời trang, thương hiệu Rens của hai chàng trai gốc Việt được tạo nên từ 300 gram bã cà phê (tương đương khoảng 21 cốc cà phê) và 6 chai nhựa tái chế dung tích 500 ml cho một đôi. Ý tưởng táo bạo và khó tin, song Rens đã nhanh chóng mang về hơn 10 tỷ đồng cho hai starup tại bầu trời Tây, thậm chí hãng cũng lên kế hoạch đem ý tưởng về Việt Nam, dự định mở văn phòng ở Tp.HCM.

Đi trước đón đầu Rens của 2 startup gốc Việt tại Phần Lan, thậm chí "bán lỗ" để có khách

"Lẹ tay" hơn và không chịu kém cạnh Phần Lan, một startup Việt mới đây đã chính thức cho ra đời sản phẩm sneaker làm từ thác rải ly nhựa và bã cà phê với tỷ trọng đạt khoảng 20% tổng nguyên liệu - bao gồm 12 cốc nhựa và 150 gram cà phê cho một đôi giày, đi trước đón đầu Rens. Fouder không ai xa lạ chính là Thanh Lê, startup đóng giày 4.0 từng gọi vốn thành công với 4 tỷ đồng từ Shark Hưng và Thái Vân Linh trong chương trình Thương vụ Bạc tỷ mùa 2.

Đến Shark Tank mùa 2 với mô hình dùng công nghệ scan fit để "đo ni đóng giày" Tây, ShoeX bên cạnh việc gây hứng thú với 2 "cá mập" tham gia rót vốn, vẫn còn nhiều điểm chưa hài lòng trong các nhà đầu tư còn lại. Do đó, nhằm tạo sự khác biệt hơn ShoeX đã quyết tâm tham gia vào xu hướng thời trang tuần hoàn bền vững với môi trường, thông qua chuyển đổi hoàn toàn việc kinh doanh sang bán giày cà phê.

Điều đáng nói, bước đi đột ngột của ShoeX đễ dàng được đồng ý bởi các shark. Kết quả, toàn bộ số tiền được đầu tư từ các Shark sẽ được chuyển dùng vào dòng giày cà phê ShoeX.

"Ngay từ thời điểm ban đầu, tôi chọn ShoeX vì họ chọn công nghệ để giải quyết vấn đề hóc búa của ngành giày thủ công, điều này có ảnh hưởng rất tích cực đến chất lượng sản phẩm cũng như quản lý quy trình. Với dòng giày cà phê thì thực sự là một bước trưởng thành, tôi đánh giá cao tầm nhìn của startup", Shark Hưng chia sẻ.

Dân tình xôn xao giày sneaker làm từ bã cà phê tại Phần Lan, startup Việt được SharK Hưng và Linh rót vốn đã lẹ tay bung hàng, thậm chí bán lỗ để hút khách - Ảnh 1.

"Soái ca đóng giày" tại Shark Tank mùa 2.

Hiện, phần vải bên trên đôi giày ShoeX được nhập sợi được dệt từ bã cà phê Starbuck tại Đài Loan. Còn phần đế giày ShoeX đang sở hữu công nghệ, thông qua đó sử dụng cà phê cũng như ly nhựa thải ra ở Việt Nam. Kỳ vọng tương lai không xa, khoảng 4 năm nữa, Thanh Lê cho biết hãng có thể sử dụng bã cũng như ly cà phê 100% ở Việt Nam.

Theo kế hoạch, đến cuối năm 2019 tất cả giày ShoeX sẽ được phát triển từ cà phê và ly nhựa tái chế; mẫu mã, màu sắc và đối tượng khách hàng cũng sẽ đa dạng hơn (ShoeX chỉ mới sản xuất cho nam giới).

Về mức giá, trung bình khoảng 1.929.000 VND cho một đôi giày thương hiệu ShoeX có thể sử dụng từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, phù hợp với việc đi chơi, đi làm và cả luyện tập nhẹ. CEO phân trần, hiện Công ty đang chấp nhận "bán lỗ" vì giá cao sẽ khó thuyết phục khách hàng sử dụng.

"Mức giá như thế này chúng tôi vẫn chưa có lời trong thời gian đầu, nhưng khi số lượng bán ra thị trường đủ lớn, chúng tôi sẽ thu lại được lợi nhuận. Nói chung, chúng ta phải đánh đổi giữa việc bán đắt nhưng kinh doanh dậm chân tại chỗ và bán giá tốt, chấp nhận không lời thời điểm ban đầu nhưng rồi Công ty tốt dần lên sau khi có thị trường", Thanh Lê nói.

Tại sao lại là giày sneaker cà phê?

Khởi nghiệp và gọi vốn bởi dòng giày Tây, chính xác chỉ dừng lại ở việc đo giày Tây và nhận được 4 tỷ từ Shark Tank, Thanh Lê vẫn thẳng thắn thừa nhận ý tưởng cũ sai lầm, bởi Việt Nam là quê hương của những đôi giày sneaker nổi tiếng thế giới, không phải giày Tây.

Do đó, ShoeX quyết định chuyển sang phát triển sneaker, với thiết kế đủ sang trọng phù hợp cho dân công sở trong những bộ vest, đồng thời tiện thể mang đi chơi hoặc đi tập gym… sau giờ tan ca.

Còn nói về nguyên liệu, "thực tế công nghệ sản xuất sợi vải từ bã cà phê có từ những năm 2013 - không hề mới. Chúng tôi theo đó chỉ nghiên cứu và phát triển thêm việc làm đế giày từ bã cà phê cùng nhựa tái chế, để có một đôi sneaker hoàn chỉnh", ShoeX chọn bã cà phê làm nguyên liệu nhằm giảm thiểu chất thải môi trường.

Dân tình xôn xao giày sneaker làm từ bã cà phê tại Phần Lan, startup Việt được SharK Hưng và Linh rót vốn đã lẹ tay bung hàng, thậm chí bán lỗ để hút khách - Ảnh 2.

Sứ mệnh tương đồng với Rens, khi ước tính có đến hơn 2 tỷ ly cà phê được tiêu thụ toàn cầu mỗi ngày, kéo theo gần 6 triệu tấn bã đi vào lòng đất, nếu không được xử lý, bã cà phê phân hủy sẽ gây ra metan – loại khí thải làm trái đất nóng lên hơn 86 lần so với CO2.

Một điều khác chăng, Thanh Lê chia sẻ: "ShoeX muốn xây dựng một sản phẩm có dấu ấn Việt Nam với chất lượng toàn cầu. Nhắc đến Việt Nam thì cà phê sữa đá và phở là hai đặc trưng nổi bật nhất trong nét ẩm thực và hầu như ai cũng biết đến. Cà phê không chỉ là nguồn cảm hứng lớn, mà còn là lợi thế cạnh tranh cực tốt khi Việt Nam là thủ phủ cà phê".

Mặc dù lợi về nguồn nguyên liệu ShoeX cũng đối mặt với không ít khó khăn, đặc biệt mối quan tâm xoay quanh vấn đề có được đón nhận, bán phá giá thì Công ty có trường vốn để tiếp tục, chưa nói đến việc mở rộng.

Không phủ nhận, Thanh Lê đồng ý khó khăn chính là quy mô sản xuất, thậm chí có đối tác từng nói thẳng không nhận đơn hàng có giá trị dưới 1 triệu USD/năm. Chưa kể, kỹ thuật các công ty tại Việt Nam hiện nay chỉ dừng lại ở cấp độ cung cấp nguyên vật liệu, chưa có một đơn vị nào có thể làm một đôi giày hoàn thiện.

Riêng ShoeX, startup không đi một mình mà đang hợp tác với Ching Li - nhà cung ứng Đài Loan đang làm đế giày cho Nike – Adidas. Hai bên đã cùng nghiên cứu phát triển công nghệ từ cuối năm 2018 và sản phẩm đạt chất lượng chính thức đi vào sản xuất hồi tháng 7 năm nay. Công suất hiện nay của ShoeX đang là 300.000 đôi/tháng, Ching – Ji chấp nhận những đơn hàng nhỏ của hãng với cam kết đồng hành để đi ra Đông Nam Á, xa hơn là thế giới.

Thảo Anh

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:
Trở lên trên