Dân văn phòng cuối năm: “Thật khó để không tiêu tiền"
Dân công sở chi tiêu nhiều hơn vào những khoản mục nào trong cuối năm?
- 26-11-2022Dọn dẹp từ khán đài đến phòng thay đồ, vì sao người Nhật sạch sẽ và ngăn nắp như thế?
- 25-11-2022Quá giàu có, các ngôi sao tự mở trường cho con đi học: Nơi thu học phí 15.000 USD/năm, nơi lại mở dạy miễn phí
- 24-11-2022Vì sao người xưa hay dùng gối sứ thay vì gối bông mềm mại?
- 24-11-2022Nằm giữa nghĩa trang, ngôi nhà được rao bán 8,3 triệu USD vẫn 'đắt' khách
- 23-11-2022Tuyển dụng vào Google khó hơn cả đỗ Harvard: Chuyên gia tiết lộ tiêu chí để trở thành 0.2% ứng viên được nhận làm việc
Cuối năm là khoảng thời gian khá đặc biệt, đây là thời điểm có nhiều lễ hội, mọi người chuẩn bị cho Tết và cũng nỗ lực hoàn thành các công việc. Có lẽ vì vậy, có những khoản chi mang tính chất đặc trưng chỉ vào cuối năm mới có. Xu hướng chi tiêu nhiều cuối năm trở nên phổ biến hơn.
Làm việc căng thẳng, chi nhiều tiền để mua đồ ngọt
Cuối năm thường là khoảng thời gian bận rộn, các công ty đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành mục tiêu cả năm. Ngọc Linh (23 tuổi) hiện tại đang làm trong lĩnh vực truyền thông chia sẻ rằng bản thân khá căng thẳng vào thời gian cuối năm. Chi tiêu cho ăn uống cũng tăng lên chẳng hạn trà sữa, bánh ngọt. Vì thường xuyên áp lực, công việc ngày càng nhiều, ăn đồ ngọt hay uống trà sữa giúp Ngọc Linh lấy lại tinh thần hơn.
“Mình nghĩ bản thân phải chi gấp 3,4 lần so với trước để mua trà sữa, bánh ngọt hay cả bữa trưa. Đợt này, mình quá bận rộn, các bữa trưa gần như không thể tự chuẩn bị đồ ăn. Thậm chí, mình cũng ăn tối bên ngoài vì quá mệt. Trên bàn làm việc của mình lúc nào cũng có bánh ngọt, và thường xuyên gọi trà sữa. Biết là không tốt cho sức khoẻ, nhưng vì căng thẳng quá, mình hy vọng thời gian tới sẽ tốt hơn”.
Ngọc Linh chi nhiều hơn cho trà sữa và đồ ngọt
Cô bạn cũng chia sẻ rằng bản thân đang hạn chế chi tiêu thiếu kiểm soát như vậy bởi vì ngoài ảnh hưởng tài chính còn hại sức khoẻ. Bên cạnh khoản chi tiêu để giải tỏa áp lực này, Ngọc Linh cũng có những buổi đi ăn uống cùng bạn bè, đồng nghiệp. Cuối năm, dù bận rộn vẫn có không khí lễ hội nên thường xuyên tụ tập để trò chuyện với nhau.
“Mình nghĩ khoảng thời gian này, mình chi nửa lương chỉ để cho ăn uống và giải toả áp lực. Cuối năm, bận rộn và không khí lễ hội đan xen vào nhau, thật khó để không tiêu tiền".
Chuẩn bị cho các khoản lễ Tết
Trương Phương, 23 tuổi, chia sẻ rằng cô có một số khoản phát sinh cho đợt cuối năm. Chẳng hạn, cô bạn sẽ dành một khoản để mua sắm thay mới những vật dụng đã cũ, một khoản để chuẩn bị lì xì, chúc Tết cho mọi người và cấp trên.
“Mình cũng sẽ dành một khoản để đưa cho bố mẹ, nhiều hơn các tháng khác một chút. Đương nhiên sẽ không thể thiếu việc bạn bè đồng nghiệp tổ chức bữa tiệc cuối năm. Những khoản này hầu như năm nào mình cũng sẽ phải tiêu đến. Nó như một thông lệ trong cuộc sống hiện tại của mình".
Trương Phương
Theo Trương Phương, khoản tiền này thường sẽ chiếm 80% thu nhập hàng tháng, cuối năm có xu hướng chi tiêu nhiều hơn. Tuy nhiên, cô bạn cảm thấy không có quá nhiều áp lực trong chuyện tài chính vào cuối năm kể cả khi phải chi nhiều hơn. Hiện tại đang làm văn phòng và cơ quan thường sẽ có thưởng Tết cho nhân viên trong tháng cuối năm, việc chi tiêu tài chính đỡ áp lực hơn phần nào.
“Bản thân mình trừ khoảng thời gian cuối năm đều cố gắng chi tiêu hợp lý. Riêng những tháng mùa lễ hội như bây giờ, mình thường sẽ chi tiêu mạnh tay hơn coi như là phần thưởng cho bản thân vì một năm làm việc nỗ lực".
Tụ tập nhiều hơn, khoản chi cho “ăn nhậu" chiếm phần lớn
Thanh Ngân (24 tuổi), chia sẻ rằng khoản chi cuối năm của cô bạn đặc biệt liên quan đến “ăn nhậu". Vì cuối năm là thời điểm mọi hồi nhóm đều liên hoan, do vậy đây là khoản chi nhiều nhất. Chưa kể vì là dịp đặc biệt, Thanh Ngân cũng phải chi nhiều hơn vào quần áo và trang điểm.
Hơn thế nữa, Thanh Ngân chia sẻ rằng việc áp lực tài chính vào cuối năm là điều khó có thể tránh được. “Cuối năm là thời điểm tổng kết nhìn lại xem sau 1 năm, bản thân đã làm được những gì. Có năm mình chưa kịp nguôi ngoai nỗi thất vọng vì chưa tíết kiệm được bao nhiêu đã phải lo đến khoản chi tiêu cho liên hoan, tiền gửi bố mẹ sắm Tết. Tiền gửi bố mẹ không chỉ là khoản hỗ trợ mà cũng thể hiện cho bố mẹ thấy là 1 năm qua mình có làm việc tốt không. Do vậy, việc này khá áp lực”.
Thanh Ngân
So với năm trước, để tiết kiệm hơn, Thanh Ngân đã quyết định gợi ý các hội nhóm chỗ liên hoan ngon với mức giá hợp lý. Quan trọng là được tụ họp với nhau, cô bạn cho rằng quần áo không còn là vấn đề quan trọng. Thanh Ngân muốn chú trọng nhiều hơn vào các mối quan hệ của mình, bớt áp lực trong vẻ ngoài, cũng giảm đi việc mua sắm không cần thiết. Cô bạn chia sẻ rằng riêng khoản không mua quần áo để đi liên hoan cũng tích kiệm được kha khá hơn so với năm ngoái.
Ảnh: NVCC
Trí Thức Trẻ