Đằng sau cảnh cướp giật trắng trợn ở Rio mùa Olympics 2016
Một đoạn clip được đăng tải trên facebook page VOIDtv cho thấy mối nguy hiểm mà khách du lịch đến Rio đang phải đối mặt.
- 08-08-2016Những tấm huy chương Olympic và vị thế trong nền kinh tế toàn cầu
- 05-08-2012Olympics 2012: Thế vận hội của các nhà tài trợ?
- 23-07-2012Olympics London 'đốt' hết bao nhiêu tiền của nước Anh?
Kỳ vận hội thể thao Olympic 2016 tại Rio không chỉ là trận tranh tài giữa các vận động viên xuất sắc đến từ các quốc gia trên thế giới, đó còn là mục tiêu của bọn tội phạm.
Cảnh sát tại Rio đã nâng mức cảnh báo về tệ nạn trộm cắp và khủng bố đối với cả khách du lịch cũng như những vận động viên có mặt tại Rio.
Một đoạn clip được đăng tải trên facebook page VOIDtv cho thấy mối nguy hiểm cao độ mà khách du lịch đến Rio đang phải đối mặt. Bọn trộm cắp chủ yếu trong độ tuổi vị thành niên và là người da màu. Chúng lượn lờ ngang nhiên trên phố và cướp giật trắng trợn bất cứ khi nào nhìn thấy một món đồ có giá trị như vòng cổ, ba lô, túi xách, ví tiền khi khách du lịch đang đi bộ trên phố.
Cướp giật trắng trợn ở Rio
Những tên trộm đường phố không cần giả vờ, chúng lao vào những người khách và cướp giật, giằng co để lấy được tài sản của khách du lịch rồi chạy mất.
Trước khi kỳ Olympics diễn ra, cảnh sát tại đây đã tuyên bố rõ ràng rằng họ không có đủ tiền bạc cũng như nhân lực để kiểm soát tệ nạn trộm cắp trên phố. Đài CNN cho biết, giới chức cảnh sát đã cho trình chiếu hẳn một dòng thông điệp trên bảng điện tử tại sân bay để cảnh báo tất cả mọi người rằng Rio không an toàn và yêu cầu mọi người nên tự đề phòng cảnh giác cho bản thân.
Các chuyên gia an ninh mạng còn khuyên khách du lịch nên thiết lập hệ thống bảo vệ dữ liệu trong các thiết bị công nghệ cá nhân. "Kỳ Olympics thu hút rất nhiều người", Thomas Fischer - nghiên cứu viên tại công ty an ninh mạng Digital Guardian cho biết. "Khách du lịch chính là mục tiêu hàng đầu cho bọn hacker. Bọn chúng sẽ theo dõi cho đến khi tìm ra cách để lấy tiền của bạn".
Hơn nữa, nhóm hacker còn nhắm vào các công ty đa quốc gia hợp tác tổ chức Olympics như Coca-Cola, General Electric, McDonald, Visa, Samsung và Bridgestone.
Sau khi Rio tuyên bố sẽ đăng cai tổ chức Olympics 2016, thành phố này đã phải đối mặt với nhiều chỉ trích cho rằng sự kiện thể thao 2 tuần này đem lại nhiều rắc rối hơn là lợi ích bởi nền kinh tế Brazil vốn đã mong manh và khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội là cực kỳ lớn.
Trong khi Olympics đem lại màu mỡ cho các quốc gia đăng cai thì Brazil lại không nhận được điều đó. Kể từ năm 1992, trung bình thị trường chứng khoán của các nước đăng cai thế vận hội Olympics mùa hè đều tăng trung bình ít nhất 25% trong năm sau khi sự kiện kết thúc. Tuy nhiên, chỉ số Bovespa Index Brazil (chỉ số theo dõi 50 cổ phiếu biểu hiện tốt nhất trên sàn chứng khoán Sao Paulo) chỉ tăng 14,7% sau khi Rio công bố đăng cai tổ chức thế vận hội Olympics năm 2016.
Có thể thấy, Brazil đang phải đối mặt với nhiều thách thức và lựa chọn đăng cai Olympics trong thời điểm nền kinh tế khó khăn không phải là lựa chọn đúng đắn. Trong khi thế vận hội vẫn đang tiếp tục và cả thế giới hướng về Rio, hy vọng với kinh nghiệm tổ chức World Cup năm 2014, Brazil sẽ không khiến những người hâm mộ thể thao thất vọng.