Đằng sau người đàn ông thành công là người phụ nữ ưu tú: Hãy soi chiếu vào các phu nhân thời Tam Quốc
Ai cũng biết, trong Tam Quốc, nếu bàn về kiến công lập nghiệp, Tào Tháo là thành công nhất, sau đó là Tôn Kiên, Lưu Bị thứ ba, còn Viên Thiệu và Lưu biểu đều thân mất quốc vong. Vậy còn các phu nhân của họ thì sao? Họ sẽ có thứ tự ra sao?
- 22-05-202010 đặc điểm nhân tướng học nhận biết người đàn ông phú quý, nhân cách tốt, tiền đồ vô biên
- 22-05-2020Lịch trình di chuyển của người đàn ông bị cách ly khi từ Campuchia trốn về Việt Nam
- 21-05-2020Đàn ông sau 30, điều cốt yếu không phải "lập gia" mà là "3 lập" quan trọng hơn
- 21-05-2020Bị 349 công ty từ chối, người đàn ông được cả thế giới biết đến sau khi đến công ty thứ 350 phỏng vấn
- 19-05-2020Người đàn ông sở hữu 60.000 giếng dầu và khí đốt tại Mỹ
01. Biện phu nhân của Tào Tháo
1. Xuất thân khiêm tốn: xuất thân trong một "xướng gia", là một gia đình có truyền thống ca múa nhạc.
2. Chăm lo việc nhà tươm tất
Con cái của Tào Tháo khá nhiều, trong đó có những người con có mẹ mất sớm, Tào Tháo giao tất con mình cho Biện phu nhân nuôi nấng, Biện phu nhân cũng luôn coi chúng như con đẻ của mình, chăm lo hết mình, sắp xếp việc nhà Tào Tháo đâu ra đấy, giúp Tào Tháo san sẻ không ít ưu phiền chuyện hậu cung để tập trung cho triều chính.
3. Biết nghĩ cho đại cục
Chính thất của Tào Tháo là Đinh phu nhân, vì cái chết của Tào Ngang mà rạn nứt với Tào Tháo, về nhà mẹ đẻ ở. Tào Tháo vì cảm thấy có lỗi, thường xuyên mời Đinh phu nhân về vương cung dự tiệc, Biện phu nhân lúc này đã là chính thất, nhưng mỗi lần có tiệc, bà đều nhường vị trí chính thất cho Đinh phu nhân, để bà ngồi cạnh Tào Tháo, bản thân thì ngồi ở vị trí dành cho thiếp. Biện phu nhân làm như vậy không phải là vì muốn thể hiện mà là bởi bà là người biết nghĩ cho đại cục và rộng lượng. Bà làm như vậy là đang cho Đinh phu nhân thể diện, Đinh phu nhân cũng sẽ không có cớ gì để phải bực tức hay kiếm chuyện, Tào Tháo cũng mát mặt, bớt đi phần nào cảm giác tội lỗi của mình với Đinh phu nhân. Biện phu nhân quả là người thấu tình đạt lý.
4. Người hòa giải tuyệt vời
Tào Phi khi còn là thế tử có mượn tiền của Tào Hồng vài lần, nhưng Tào Hồng không cho mượn, Tào Phi thấy Tào Hồng không giữ thể diện cho mình, hai người cũng vì vậy mà "mặt nặng mày nhẹ" với nhau. Sau khi Tào Phi lên ngôi, một lần khách quý của Tào Hồng làm chuyện phạm pháp, Tào Hồng cũng bị liên lụy tống vào ngục, Tào Phi cho rằng cơ hội trả đũa đã tới, mặc quần thần can ngăn, Tào Phi kiên quyết muốn trị tội Tào Hồng. Biện phu nhân, khi đó đã là Thái hậu đứng ra ra mặt, lớn tiếng với Tào Phi: "Năm đó nếu không phải Tào Hồng nhiều lần không màng sống chết cứu phụ hoàng của ngươi thì chúng ta có thể có ngày hôm nay ư? Tào Hồng thân là Phiêu kị tướng quân, hết lòng vì Tào gia, ngươi không những không bao dung, ngược lại còn thù vặt, vì mấy chuyện cỏn con mà muốn bức người ta tới bước đường cùng, ngươi xem ngươi làm vậy có xứng là vua một nước không?"
Tào Phi nghe xong không biết nói gì, chỉ đành "hậm hực" tha cho Tào Hồng.
5. Lấy mình làm gương
Biện phu nhân biết Tào Tháo rất nhạy cảm với ngoại thích, vì vậy bà luôn lấy mình làm gương, nói rõ ràng với nhà ngoại mình rằng không được xin quan, không mưu lợi, nếu không tuân lệnh, phạm tội rồi, không những không được tha mà sẽ còn phải phạt nặng hơn. Cứ như vậy, chính quyền Tào Ngụy, không có ngoại thích ngông cuồng, cậy quyền thế, càng không có chuyện ngoại thích can thiệp vào chuyện triều chính.
Nhân vật Biện phu nhân trên màn ảnh nhỏ
02. Ngô phu nhân của Tôn Kiên
1. Xuất thân danh giá: cha là Ngô Huy, từng là thái thú Đan Dương.
2. Chăm lo gia đình đâu ra đấy
Công nguyên năm 191, Tôn Kiên bị thuộc hạ của Lưu Biểu giết, Ngô phu nhân mang theo các con di tản xuống vùng giang nam, cuộc sống tuy vô cùng vất vả cực nhọc, nhưng bà vẫn nuôi dạy các con rất nghiêm khắc và đâu ra đấy.
3. Trợ giúp Tôn Sách
Khi đó, hào cường Giang Nam mọc lên như nấm, Tôn Sách vì muốn thiết lập uy quyền nên đã giết người răn đe kha khá. Ngô phu nhân nhiều lần ra mặt khuyên nhủ: "Giang nam vẫn chưa bình định hoàn toàn, anh hùng hào kiệt đều đang mong chờ, con phải mở lòng mình ra, chiêu hiền đãi sĩ, không tính toán, dựa vào công lao mà trọng dụng, có vậy mới thu hút được nhiều nhân tài về phía ta. Nếu có thù ắt báo, tùy tiện giết người, vậy thì sẽ chỉ khiến người khác tránh xa, tự hủy đi tiền đồ của mình."
Lời khuyên của bà đã cứu được không biết bao danh sĩ lúc bấy giờ, ở một mức độ nào đó, có tác dụng ổn định lòng binh và dân khu vực Giang nam.
4. Phò tá Tôn Quyền
Tôn Quyền kế nghiệp anh trai khi còn trẻ người non dạ, chính Ngô phu nhân là người tiến cử Trương Chiêu, Đổng Tập, đồng thời khuyên Tôn quyền đối đãi với Chu Du như anh em trong nhà, cứ như vậy, hình thành nên thế cục nội chính ngoại giao có Trương Chiêu, quân sự chiến tranh có Chu Du, ổn định hệ thống chính trị dưới thời Tôn Quyền, giúp quá trình quá độ chính quyền trở nên suôn sẻ hơn.
Chân dung phác họa Ngô phu nhân
03. Cam phu nhân của Lưu Bị
1. Xuất thân bần hàn: được Lưu Bị nạp làm thiếp khi ở huyện Bái, ba mẹ đều làm nông.
2. Chăm lo gia đình trong khó khăn: theo Lưu Bị, lang bạt kì hồ, nuôi nấng Lưu Thiện.
3. Biết nghĩ cho đại cục
Từng có người dâng tặng cho Lưu Bị một bức tượng mỹ nữ bằng ngọc cao 3 thước, Lưu Bị không từ chối, bởi lẽ chơi ngọc vốn dĩ là thú vui tao nhã của người xưa. Lưu Bị sáng thì lo chuyện chính sự, tối thì đắm chìm với ngọc quý, còn đùa rằng da của Cam phu nhân và ngọc này đều trắng trong thuần khiết. Cam phu nhân có một lần thẳng thắn khuyên bảo: "Nay nước Ngô và nước Ngụy vẫn chưa bị tiêu diệt, sao có thể để việc chơi ngọc làm phân tâm nhụt chí. Quá chìm đắm vào thứ gì đó sẽ làm con người ta mất phương hướng, hi vọng sau này phu quân không như vậy nữa".
Lưu Bị nghe xong hổ thẹn, từ đó không để ngọc trong phòng mình nữa mà chuyển đi chỗ khác.
Chân dung phác họa Cam phu nhân
4. Lưu phu nhân của Viên Thiệu
1. Xuất thân không rõ.
2. Chăm lo gia đình không đến nơi
Một là quá thiên vị, thiên vị con trai nhỏ Viên Thượng, bài xích con trai lớn Viên Đàm. Hai là quá đố kị, nhỏ nhen. Công nguyên năm 202, Viên Thiệu bệnh qua đời, xương cốt còn chưa yên, Lưu phu nhân liền giết hết 5 tỳ thiếp của Viên Thiệu, còn sợ họ dưới hoàng tuyền sẽ tố cáo mình với Viên Thiệu nên đã hủy hoại dung nhan và thân xác của họ, rồi tiếp đó giết hết gia đình của họ. Có thể nói bà là người vô cùng tàn nhẫn.
3. Can thiệp nội chính
Luôn muốn Viên Thiệu phế trưởng lập thứ, sau khi Viên Thiệu mất, Lưu phu nhân bèn liên kết với Thẩm Phối muốn lập con mình lên làm đế, tranh đấu gay gắt với Viên Đàm, cuối cùng hủy hoại cả sự nghiệp của Viên thị.
Nhân vật Lưu phu nhân trên màn ảnh nhỏ
05. Thái phu nhân của Lưu Biểu
1. Xuất thân hào tộc: gia tộc Thái thị nổi tiếng vùng vành đai Kinh Châu Tương Dương
2. Chăm lo gia đình không tới nơi
Vì cháu gái của mình được gả cho con thứ của Lưu Biểu là Lưu Tông, nên bà luôn thiên vị Lưu Tông, thường nói xấu trưởng tử Lưu kỳ trước mặt Lưu Biểu.
3. Can thiệp nội chính
Luôn mong muốn Lưu Biểu phế trưởng lập thứ, sau khi Lưu Biểu bệnh mất, Thái phu nhân câu kết với Thái Mạo nhăm nhe hạ bệ Lưu Kỳ, muốn Lưu Tông kế vị, sau này khi đại quân Tào Tháo tới, lại không đánh mà hàng, tự tay dâng sự nghiệp của Lưu Biểu cho Tào Tháo để đổi lại cả đời vinh hoa, nhưng cuối cùng lại bị Tào Tháo giết chết. Quả là ngu xuẩn hết mức!
Nhân vật Thái phu nhân trên màn ảnh nhỏ
Qua những tường thuật ở trên, có thể xếp hạng các bà vợ của các bậc anh tài một thời như sau: thứ nhất là Biện phu nhân của Tào Tháo, thứ hai là Ngô phu nhân của Tôn Kiên, xếp thứ 3 là Cam phu nhân của Lưu Bị, Lưu phu nhân của Viên Thiệu và Thái phu nhân của Lưu Biểu là cùng một giuộc với nhau, cùng xếp hạng cuối.
Nhìn lại bảng xếp hạng sự nghiệp của từ một tới năm của Tào Tháo, Tôn Kiên, Lưu Bị, Viên Thiệu và Lưu Biểu ta cũng có thể thấy được sự tương đồng trong thứ tự của các bà vợ.
Vậy mới nói, đằng sau một người đàn ông thành công, vai trò của người phụ nữ đảm việc nhà, giỏi việc nước là vô cùng quan trọng!
Báo Dân sinh