MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đang tăng trưởng thần tốc, kinh tế Trung Quốc sẽ gặp 'cơn địa chấn' lớn do một yếu tố tự gây ra

16-09-2021 - 10:25 AM | Tài chính quốc tế

Đang tăng trưởng thần tốc, kinh tế Trung Quốc sẽ gặp 'cơn địa chấn' lớn do một yếu tố tự gây ra

Trong bối cảnh Bắc Kinh siết chặt kiểm soát với lĩnh vực bất động sản, các ngân hàng trong nước phải đối mặt với tình trạng nợ xấu ngày càng gia tăng.

Hiện tại, không chỉ Evergrande, cả lĩnh vực bất động sản Trung Quốc đều đang gánh chịu áp lực lớn. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về giới chức nước này sẽ chấp nhận mức độ "sát thương" đối với nền kinh tế như thế nào để kiểm soát một cả những lĩnh vực khác.

Tình trạng hỗn loạn tại Evergrande đang làm dấy lên những cuộc biểu tình của các nhà đầu tư, khiến giá cổ phiếu và trái phiếu cũng lao dốc. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy các nhà phát triển bất động sản của Trung Quốc đang phải đối diện với một môi trường khắc nghiệt hơn. Các công ty xếp hạng tín dụng cũng đang cảnh báo về khả năng vỡ nợ đáng kể đối với cả 1 số nhà phát triển nhỏ hơn, như Fantasia Group và Guangzhou R&F Properties.

Số liệu kinh tế tháng 8 mới được công bố cho thấy Trung Quốc đang phải đối mặt với những trở ngại lớn hơn. Doanh số bán nhà trên toàn quốc đã giảm 19,7% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4/2020. Tăng trưởng giá nhà và đầu tư bất động sản cũng giảm tốc, trong khi hoạt động xây dựng cũng giảm 3,1% trong giai đoạn tháng 1 đến tháng 8, so với 1 năm trước. 

Mark Williams - nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á tại Capital Economics, cho biết, thắt chặt chính sách là một vấn đề đang ở hiện tại với các nhà phát triển Trung Quốc. Song, vấn đề cơ bản là họ đã đi vay quá nhiều trong thập kỷ qua để mở rộng hoạt động.

Ông nói thêm: "Các cơ quan quản lý đang nỗ lực giải quyết tình trạng đòn bẩy cao đối với các nhà phát triển và việc thực hiện không hề dễ dàng. GIới chức phải đi trên một con đường hẹp để ‘dọn dẹp’ nợ trong khi giữ hệ thống tài chính ổn định."

Theo Ting Lu - nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Nomura, việc lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn có thể là "khoảnh khắc Volcker" của Trung Quốc. Đó là thời điểm đầu những năm 1980, cựu Chủ tịch Fed Paul Volcker đưa ra quy tắc mới để kiểm soát lạm phát, các ngân hàng bị cấm tham gia vào các hoạt động giao dịch độc quyền và sở hữu quyền lợi trong các quỹ được bảo hiểm, thường được định nghĩa là các quỹ phòng hộ và các quỹ đầu tư tư nhân.

Đang tăng trưởng thần tốc, kinh tế Trung Quốc sẽ gặp cơn địa chấn lớn do một yếu tố tự gây ra  - Ảnh 1.

Nhà đầu tư tập trung tại trụ sở của Evergrande hôm 13/9.

Ở trưởng hợp của Trung Quốc, Lu cho biết, Bắc Kinh dường như sẵn sàng hi sinh một phần trong sự ổn định tăng trưởng để đạt được mục tiêu dài hạn, bao gồm tình trạng bất bình đẳng, tăng tỷ lệ sinh và giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài.

Ông nhận định: "Thị trường cần chuẩn bị cho kịch bản tăng trưởng giảm tốc tồi tệ hơn nhiều so với dự kiến. Khi đó, các khoản nợ và trái phiếu sẽ vỡ nợ nhiều hơn, TTCK tiềm ẩn nguy cơ hỗn loạn." Nguyên nhân là bởi lĩnh vực bất động sản chiếm 1/4 kinh tế Trung Quốc.

Lo ngại về bong bóng bất động sản nhà ở, chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần nhắc lại câu "nhà là để ở, không phải để đầu cơ" trong gần nửa thập kỷ. Song, áp lực đối với các nhà phát triển đã gia tăng trong khoảng năm ngoái.

Các cơ quan quản lý đã hạn chế mức độ tiếp xúc của các ngân hàng với ngành bất động sản, cả với các khoản vay và thế chấp. Họ đưa ra một hệ thống gọi là "Ba Lằn ranh Đỏ", hạn chế nhiều nhà phát triển mắc nợ đi vay nhiều hơn và cơ cấu lại hoạt động đấu giá đất. Chính quyền các địa phương cũng đưa ra biện pháp riêng để giúp kiểm soát thị trường.

Những thách thức đó dường như đang ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của toàn ngành. Tỷ suất lợi nhuận gộp trung bình của các nhà phát triển Trung Quốc do Goldman Sachs theo dõi đã giảm mạnh trong nửa đầu năm nay, mất 4,6 điểm phần trăm xuống khoảng 22%.

Theo Morgan Stanley, tính đến giữa tháng 8, các nhà phát triển Trung Quốc đã vỡ nợ 6,2 tỷ USD, cao hơn cả hơn 10 năm trước cộng lại.

Đang tăng trưởng thần tốc, kinh tế Trung Quốc sẽ gặp cơn địa chấn lớn do một yếu tố tự gây ra  - Ảnh 2.

Trong khi đó, Moody’s Investors Service gần đây đã hạ triển vọng đối với lĩnh vực này xuống mức tiêu cực và dự báo doanh số bán nhà theo hợp đồng có thể giảm tới 5% trong 6-12 tháng tới. Nguyên nhân là do số lượng bất động sản được bán ra sụt giảm, giá tăng chậm và hoạt động mua bán đã bùng nổ trong 6 tháng cuối năm 2020.

Hơn nữa, những dấu hiệu căng thẳng cũng xuất hiện trong tài liệu cho vay của các ngân hàng, trong bối cảnh nhiều khoản vay cho các nhà phát triển đang trở thành nợ khó đòi. Song, cho đến nay, các khoản thế chấp vẫn đang được duy trì ở mức tốt.

Shujin Chen - nhà phân tích ngành ngân hàng của Jefferies, cho biết: "Chúng tôi chưa từng chứng kiến những khoản nợ xấu của lĩnh vực bất động sản ở mức cao như vậy trong hơn 1 thập kỷ qua."

Ví dụ, tại Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), gần 4,3% các khoản cho vay đối với lĩnh vực bất động sản đều là nợ xấu tính đến cuối tháng 6. Con số này tăng so với khoảng 2,3% của 6 tháng trước đó. Bất động sản chiếm khoảng 7% các khoản vay doanh nghiệp tại ICBC - ngân hàng thương mại lớn nhất Trung Quốc tính theo vốn hoá.

Chen cho biết, lượng nợ xấu tăng lên là điều đáng lo ngại và dấu hiệu trở nên đáng báo động hơn khi giá nhà bắt đầu giảm. Nguyên nhân là do các ngân hàng sẽ chịu thiệt hại lớn hơn khi giá trị tài sản thế chấp đối với các khoản vay sụt giảm

Alicia Garcia-Herrero - nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis, nhận định: "Rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng đang tăng lên." Bà lo ngại về các khoản thanh toán thế chấp nếu giá nhà giảm và nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng chậm lại.

Hơn nữa, mức độ ảnh hưởng có thể lan rộng hơn đối với các doanh nghiệp coi nhà mới là "nguồn" nhu cầu, ví dụ như các công ty xây dựng và sản xuất thiết bị xây dựng, đồ nội thất và thiết bị gia dụng.

Tham khảo Wall Street Journal

Vu Lam

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên