Đảng viên thờ ơ, vô cảm trước khó khó khăn, bức xúc của dân sẽ bị kỷ luật
Đảng viên quan liêu, xa rời quần chúng; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân sẽ bị xem xét kỷ luật.
- 05-12-2022Đà Nẵng kỷ luật nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm trong phòng chống dịch Covid-19
- 01-12-2022UBKT Trung ương kỷ luật, đề nghị kỷ luật cán bộ
- 29-11-2022Kịp thời thay thế cán bộ bị kỷ luật mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm
- 26-11-2022Kỷ luật Giám đốc và Phó Giám đốc CDC Quảng Trị
Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 05 thực hiện một số điều trong Quy định số 69 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm .
Kỳ họp thứ 23 Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Một điểm đáng chú được nêu trong hướng dẫn là áp dụng hình thức kỷ luật đối với đảng viên vi phạm.
Cụ thể, theo Quy định số 69, đảng viên giữ chức vụ bị kỷ luật theo quy định tại khoản 2 các Điều từ 25 đến Điều 56, thì bị xem xét kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). Tuy nhiên, theo Hướng dẫn 05, các đảng viên giữ chức vụ đã bị kỷ luật mà tái phạm vi phạm thì sẽ bị cách chức .
Việc cách chức cũng được thực hiện, nếu đảng viên đã từng bị kỷ luật mà vi phạm trong phạm vi, lĩnh vực chuyên môn được giao; biết sai mà vẫn thực hiện hành vi vi phạm hoặc để xảy ra vi phạm tại tổ chức, cơ quan, đơn vị mình lãnh đạo, quản lý nhưng không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc đã được tổ chức đảng cấp trên chấn chỉnh, nhắc nhở, yêu cầu khắc phục rút kinh nghiệm nhưng vẫn để vi phạm tiếp diễn thì sẽ bị xem xét kỷ luật cách chức. Việc kỷ luật cách chức có thể một, một số hoặc tất cả các chức vụ trong Đảng căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả của vi phạm để xem xét quyết định.
Ngoài ra, hướng dẫn cũng nêu rõ hơn về một số vi phạm. Cụ thể, đối với vi phạm quan điểm chính trị và chính trị nội bộ, bổ sung nội dung không chấp hành các nguyên tắc tổ chức của Đảng; sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong sinh hoạt, công tác; né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu trách nhiệm; làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
Ở Điều 26 về vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, hướng dẫn nêu rõ về các vi phạm trong việc chỉ đạo, nghiên cứu quán triệt và tổ chức thực hiện không kịp thời, không đúng, không đầy đủ chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ và quy định của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; Không xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể theo nhiệm vụ được giao; Không phân công nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị, tổ chức và cá nhân trong triển khai thực hiện hoặc xây dựng chương trình, kế hoạch mang tính hình thức dẫn đến vi phạm của tổ chức hoặc đảng viên...
Cùng với đó là việc đảng viên quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương; cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm , thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân; Ghi chép phản ánh thông tin không trung thực các ý kiến phát biểu thảo luận của đảng viên, kết luận của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng.
Về vi phạm quy định thực hiện chính sách an sinh, xã hội, hướng dẫn về vi phạm như, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế làm ảnh hưởng đến lợi ích của người hưởng bảo hiểm; lạm dụng, trục lợi, gây thất thoát, thiệt hại quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; Kê khai không đúng thông tin nhân thân, thời gian công tác, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để hưởng các chính sách, chế độ về bảo hiểm.
Tiền Phong