Đánh bại Meta, Instagram: Người đàn ông châu Á này đã ‘thắng thế’ trước 2 ông lớn Mark Zuckerberg và Adam Mosseri
Doanh thu có thể vượt trội nhưng các ông lớn mạng xã hội đang bị đe dọa nghiêm trọng trên thị trường.
- 13-01-2023COVID-19: Trung Quốc, Nhật Bản lo cho người cao tuổi
- 13-01-2023Luật sư của ông Biden nói tài liệu mật bị đặt nhầm chỗ
- 13-01-2023Bổ nhiệm nhân vật đặc biệt cho cuộc điều tra tài liệu mật liên quan Tổng thống Biden
Facebook và Instagram luôn là hai mạng xã hội có số lượng người dùng nhiều nhất thế giới trong nhiều năm qua. Nhưng có lẽ, vị thế hoàng kim của hai ông lớn này đang có hiện tượng lung lay. Chính sự xuất hiện của TikTok đã gây ra một trận động đất mới.
Tháng 4 năm 2021, Apple làm rung chuyển ngành quảng cáo trực tuyến khi ra mắt App Tracking Transparency (ATT) trên iPhone. Tính năng mới này cho phép người dùng chủ động chọn để ứng dụng theo dõi dữ liệu hoặc không, theo thông tin do Gizmodo cung cấp.
Không may, đa phần người dùng đều không cho phép các ứng dụng theo dõi hoạt động của họ. Việc này đã gây ra tổn thất không nhỏ đến các đơn vị thu thập dữ liệu và tính toán hành vi khách hàng.
Meta (công ty mẹ Facebook) cho biết sự thay đổi này khiến công ty thiệt hại 10 tỷ USD doanh thu. Giá cổ phiếu Meta cũng sụt giảm 70% trong năm 2022. Theo thống kê của Financial Times, 4 ông lớn mạng xã hội như Snapchat, Facebook, Twitter và Youtube đã mất tổng cộng 9,85 tỷ USD doanh thu ngay sau khi Apple thiết lập tính năng quản lý quyền riêng tư này.
Đặc biệt, khi ATT tác động tới thuật toán làm ảnh hưởng tới quảng cáo trên Facebook, Instagram, các nhà quảng cáo đã tìm kiếm ứng dụng thay thế. Và TikTok chính là cái tên đó.
TikTok thuộc quyền sở hữu của công ty Trung Quốc ByteDance và được điều hành bởi tân CEO là ông Chew Show Zi (cựu giám đốc tài chính của Xiaomi). Ứng dụng này được ra mắt vào năm 2017, dành cho các thị trường bên ngoài Trung Quốc. Sau đó là ra mắt vào năm 2017 cho hai hệ điều hành iOS và Android ở hầu hết các thị trường. Tuy nhiên, nó chỉ có sẵn trên toàn thế giới, bao gồm Mỹ, sau khi hợp nhất với Musical.ly vào ngày 2 tháng 8 năm 2018.
Hiện nay, nền tảng Trung Quốc này cung cấp mức giá quảng cáo rẻ hơn so với 2 đối thủ. Chưa hết, TikTok còn đang là một ứng dụng được nhiều giới trẻ ưa chuộng và có độ nhận diện cao trên toàn cầu thời gian gần đây. Đại diện của TikTok cho biết nền tảng đã đạt một tỷ người dùng hàng tháng chỉ sau hơn ba năm ra mắt và được định giá là 50 tỷ USD từ năm 2020.
Hiện nay, những người trong ngành đã nói với tờ Financial Times rằng ngày càng có nhiều đơn vị “dịch chuyển” quảng cáo sang TikTok bởi nền tảng này có chi phí thấp hơn nhưng mức độ tương tác lại tốt hơn.
Theo số liệu do công ty truyền thông có trụ sở tại New York chia sẻ từ năm 2022 cho thấy, chi phí cho mỗi CPM (1000 lượt hiển thị) của quảng cáo TikTok chỉ bằng gần một nửa giá của Instagram Reels, rẻ hơn 1/3 so với Twitter và rẻ hơn 62% so với quảng cáo trên Snapchat.
Quảng cáo trên TikTok thực sự bùng nổ vào quý 4 năm 2022. Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Pathmatics, 1.000 nhà quảng cáo hàng đầu ở Mỹ đã tăng thêm 66% mức chi phí của họ trên TikTok, đạt mức 467 triệu USD trong thời kỳ tháng 9-10 năm ngoái.
“Rất nhiều đối tác của tôi từng chọn quảng cáo trên Instagram 100%. Nhưng vào năm 2023, 80-100% trong số họ sẽ chọn TikTok”, Permele Doyle - đồng sáng lập và chủ tịch công ty marketing số Billion Dollar Boy cho biết.
Cũng theo một báo cáo, TikTok có tỷ lệ tương tác, nhấp chuột vào nội dung quảng cáo đạt 6% trong khi Instagram chỉ đạt 0,6 %. Các nhà quảng cáo có thể trả tiền để quảng cáo video của họ trên TikTok. Hoặc mua không gian quảng cáo - xuất hiện giữa các video của người dùng; trả tiền cho KOLs để tạo nội dung quảng bá cho sản phẩm và thương hiệu của họ. Hoặc cách khác là tạo “thử thách hashtag” - hình thức giúp các nhãn hàng, sản phẩm viral thời gian gần đây.
Năm ngoái, một nghiên cứu của Creatory đã phát hiện ra rằng cùng một video được quảng cáo trên các nền tảng thì số lần hiển thị trên TikTok sẽ nhiều hơn gần ba lần so với trên Instagram Reels hay YouTube Shorts.
Người đàn ông châu Á khiến 2 khủng long công nghệ dè chừng
Dưới sự điều hành của Chew Shou Zi, TikTok đang phát triển mạnh và là một hắc mã trong giới ứng dụng mạng xã hội.
Chew Shou Zi, 38 tuổi, ông có quốc tịch Singapore và được bổ nhiệm làm CEO của TikTok chỉ sau một tháng gia nhập ByteDance. Trước đó ông đã có thời gian làm đốc tài chính và chủ tịch kinh doanh quốc tế của Xiaomi. Ông chịu trách nhiệm đưa Xiaomi lên sàn chứng khoán Hồng Kông (Trung Quốc).
Tại đất nước tỷ dân, Chew không phải gương mặt xa lạ mà là một doanh nhân có tiếng được nhiều người biết đến. Ông là nhân vật chủ chốt trong việc mở cửa thị trường Internet Trung Quốc của nhiều doanh nghiệp lớn như DST hay Zhou Shouzi. Chew cũng góp mặt trong một số dự án đầu tư nổi tiếng như Xiaomi, JD.com, Alibaba, ByteDance, Didi và Meituan.
Trước khi đến Trung Quốc lập nghiệp, tân CEO của TikTok đã tốt nghiệp Đại học London và có bằng MBA của đại học Harvard. Ông cũng từng làm việc trong Không quân Singapore, Goldman Sachs, Facebook và DST.
Giới chuyên gia cho rằng, để Chew - người am hiểu thị trường công nghệ và có thâm niên lâu năm trong ngành tài chính, làm tân CEO của TikTok đã cho thấy tham vọng IPO của ByteDance.
Chew Shou Zi trở thành tân CEO TikTok từ tháng 5 năm 2021, chỉ hơn 1 năm, ông đã có sách lược phát triển đúng đắn và giúp TikTok thực sự bùng nổ. Minh chứng là TikTok đã trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong quý 1 năm 2022, theo thống kê mới nhất từ Sensor Tower.
Cùng thời điểm, người dùng mạng xã hội này cũng đã chi đến 840 triệu USD để thưởng cho những nội dung xuất sắc, phá kỷ lục lịch sử của mọi ứng dụng hay trò chơi điện tử trước đó.
Trước sự "viral" của TikTok dưới tài lãnh đạo của Chew Shou Zi, liệu năm 2023, hai ông lớn Adam Mosseri và Mark Zuckerberg sẽ có chiến lược nào để giành lại thị phần từ tay ông lớn châu Á và củng cố ngôi vương của mình. Dự báo sẽ tiếp tục được cập nhật.
Tổng hợp
Nhịp Sống Thị Trường