Đánh bại Uber xong rồi, giờ đây Grab lại để mắt đến một miếng mồi mới, tham vọng "biến thứ vô hình trở thành hữu hình"
Khi nói về những ham muốn đánh bại Uber tại chính sân nhà của mình, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Grab, anh Anthony Tan cho biết: "Đây là một điều mà tôi đã từng mơ ước."
- 03-04-2018Nước cờ của tỷ phú Nhật Bản đằng sau thương vụ Grab thôn tính Uber
- 31-03-2018Singapore điều tra vụ Grab mua lại Uber Đông Nam Á
- 30-03-2018Không phải Grab, chính Softbank mới là thế lực đứng sau gây sức ép khiến Uber buông súng trên khắp các mặt trận châu Á?
Khi nói chuyện với CNBC chỉ vài ngày sau khi thoả thuận mua lại kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á, Tan thừa nhận rằng chiến thắng này không hề đến một cách dễ dàng. Anh bảo rằng, nhiều lúc anh phải tranh cãi xem liệu từ bỏ 27,5% công ty cho Uber có phải là một con số đúng đắn. CEO Dara Khosrowshahi của UBer cho biết con số đó có thể có giá trị lên đến "vài tỷ đô la."
Tuy nhiên, Tan không còn tốn nhiều thời gian để tranh luận con số phần trăm này nữa, bởi anh đã bắt đầu để mắt tới vấn đề lớn kế tiếp trong khu vực: những con người mà chưa biết đến ngân hàng là gì, và muốn "biến thứ vô hình trở thành hữu hình."
Từ khi có gói quỹ trị giá 2 tỷ USD do Softbank và Didi Chuxing dẫn dắt vào tháng 7 năm ngoái, Grab đã bắt đầu hoạt động nhanh chóng để kết nối hàng triệu con người "vô hình" trên khắp khu vực để đến với những dịch vụ tài chính.
Ví điện tử GrabPay đã được tung ra trên khắp Đông Nam Á vào tháng 11 năm ngoái ngay sau khi công ty giới thiệu dịch vụ chuyển tiền giữa bạn bè với nhau. Sự tập trung vào công nghệ tài chính đã đạt được quán tính vào tháng trước, khi Grab ký kết hợp đồng với Credit Saison của Nhật để thành lập Grab Financial Services (các dịch vụ tài chính Grab). Vào cùng ngày hôm đó, Grab cũng đã công bố hợp tác với hãng bảo hiểm Chubb để cung cấp các giải pháp bảo hiểm ngay trong ứng dụng.
Anthony Tan, đồng sáng lập và CEO của Grab
Grab cũng có thể phải đối mặt với nhiều đối thủ đáng gờm hơn Uber trong cuộc đua trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, bao gồm WeChat của Tencent và Ant Financial của Alibaba. Cả hai công ty này cũng đã công bố kế hoạch mở rộng trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, Tan vẫn để cửa mở cho các thương vụ hợp tác, thay vì trực tiếp đánh bại các gã khổng lồ này.
Tan chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng Ant Financial là một công ty tuyệt vời cho chúng tôi, khi mà chúng tôi luôn muốn hợp tác với nhiều, nhiều đối tác khác nhau. Chúng tôi không cố định xem ai là đối tác tốt nhất... Chúng tôi nghĩ về những vấn đề lớn nhất đang diễn ra và cách mà chúng tôi có thể giải quyết vấn đề đó."
Tìm kiếm đối tác là một phương án tuyệt vời khi mà Grab muốn dành quyền lãnh đạo trong chiến trường lớn nhất của Grab: Indonesia. Hãng cho thuê xe Gojek tại quốc gia này đã bắt đầu đầu tư vào công nghệ tài chính để nhằm giành được thị phần những người dân mà chưa hề có tài khoản ngân hàng tại quốc gia này.
Tan không hề coi nhẹ sự cạnh tranh tại Indonesia. Anh cho rằng Grab đã đang dẫn đầu trong lĩnh vực giao thông vận tại tại nước này, "và giờ đây, khi mà chúng tôi tiếp tục đầu tư vào Indonesia, chúng tôi rất tự tin rằng với tài sản của Uber Eats, chúng tôi sẽ trở thành nhà giao đồ ăn số một tại khu vực này. Và sau đó, khi mà chúng tôi tiếp tục mở rộng GrabPay, Grab Financial, nó sẽ mở rộng xuyên suốt cả khu vực."
Anh Tan hi vọng rằng bằng việc củng cố vị thế của mình trong ngành cho thuê xe và vận chuyển thực phẩm trong các thị trường quan trọng như Indonesia, hãng sẽ có thể dễ dàng thu hút các khách hàng cho dịch vụ tài chính hơn thông qua quảng cáo chéo.
Khi được hỏi về những kế hoạch để biến Grab trở thành một nền tảng đa dịch vụ cho công chúng, và từ đó cho phép công ty có đã để ra mắt IPO, Tan vẫn còn khá kín tiếng. Tuy nhiên, anh cho biết rằng thoả thuận với Uber là một bước đi đúng hướng: "Giờ đây khi mà một lĩnh vực kinh doanh của chúng tôi có còn đường rõ ràng để tạo ra lợi nhuận, điều đó đương nhiên sẽ ngày càng có thể trở thành một thực tế."
Tham khảo CNBC
Trí thức trẻ