Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điện thoại: Chỉ nên đánh vào dòng đắt tiền?
Việc đưa điện thoại di động, nước hoa, mỹ phẩm và dịch vụ thẩm mỹ vào danh mục hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là bất hợp lý và không phù hợp với thực tế hiện nay của nước ta. Tuy nhiên, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ nên đánh vào phân khúc đắt tiền.
- 10-05-2019Đánh thuế cao điện thoại: Người dân sẽ bật ra khỏi thế giới công nghệ
- 09-05-2019Thuế tiêu thụ đặc biệt với ĐTDĐ: Bõ bèn gì mà thu!
- 08-05-2019Thu thuế TTĐB với điện thoại di động: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược?
Mới đây, tại văn bản góp ý cho đề án mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn nguồn thu ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính, UBND TP.HCM kiến nghị thu thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng như điện thoại di động, mỹ phẩm, nước hoa..., kiến nghị trên đang gây nhiều tranh cãi
Trước vấn đề này, TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại -VTIC (Bộ Công Thương) cho biết, đề xuất của UBND TP.HCM về việc bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có nhiều điểm bất hợp lý - xét cả từ góc độ thông lệ quốc tế lẫn thực tế hiện nay của Việt Nam.
Xét từ góc độ thông lệ quốc tế, thuế tiêu thụ đặc biệt thường được các quốc gia đánh vào hàng hóa, dịch vụ xa xỉ (như ô tô siêu sang, du thuyền đắt tiền), hoặc gây tổn hại sức khoẻ (như rượu, bia, thuốc lá), hoặc có ảnh hưởng xấu tới môi trường (như xăng dầu, ô tô, xe máy phân khối quá lớn). Trong khi đó, nhiều hàng hoá, dịch vụ mà UBND TP.HCM kiến nghị bổ sung vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (như điện thoại di động, máy ảnh, mỹ phẩm, dịch vụ thẩm mỹ) không thể xếp vào các loại hàng hóa không khuyến khích tiêu dùng như nêu trên.
Xét từ thực tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, điện thoại di động từ lâu đã trở thành mặt hàng thông dụng, thậm chí thiết yếu của mọi người dân, từ người thu nhập thấp đến thu nhập cao, từ nông dân, công nhân, sinh viên, tiểu thương đến doanh nhân, công chức, chuyên gia, thậm chí cả trẻ em. Hiện tại, số thuê bao điện thoại di động ở nước ta đã bằng hoặc thâm chí cao hơn dân số cả nước. Nên điện thoại di động có thể xem như mặt hàng thiết yếu của mọi người dân.
Tương tự, nước hoa, mỹ phẩm và dịch vụ thẩm mỹ hiện nay đã trở thành hàng hoá và dịch vụ phổ biến và thông dụng đối với phụ nữ ở mọi giai tầng xã hội nước ta, nên có thể xem như mặt hàng thiết yếu của phụ nữ chứ không còn là sản phẩm xa xỉ như hàng chục năm trước đây.
Do đó, việc đưa điện thoại di động, nước hoa, mỹ phẩm và dịch vụ thẩm mỹ vào danh mục hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là bất hợp lý và không phù hợp với thực tế hiện nay của nước ta.
"Tôi cho rằng nếu có thì chỉ nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào phân khúc điện thoại di động đắt tiền (từ 15 triệu đồng trở lên), mỹ phẩm hoặc nước hoa rất đắt tiền, vì đó có thể xem là các hàng hoá xa xỉ".
Ngoài ra, UBND TP.HCM nêu mục đích của đề xuất này là để điều tiết thu nhập. Song công cụ thích hợp để điều tiết thu nhập là thuế thu nhập chứ không phải là thuế tiêu thụ đặc biệt. Bởi thuế tiêu thụ đặc biệt được đặt ra để hạn chế tiêu dùng các hàng hoá xa xỉ hoặc gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và môi trường, chứ không phải để điều tiết thu nhập. Do đó, nếu vì mục đích điều tiết thu nhập mà đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là không phù hợp. Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào mặt hàng mọi người đều sử dụng như điện thoại di động không những không có tác dụng điều tiết thu nhập, mà khiến thu nhập của mọi người dân bị ảnh hưởng.
Đồng thời, để đảm bảo nguồn thu ngân sách thì cần có các biện pháp phù hợp chứ không nên tăng thêm sắc thuế. Chẳng hạn như cần kiểm soát việc thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp đúng nộp đủ chưa. Chẳng hạn, hiện tượng doanh nghiệp (trong đó có nhiều doanh nghiệp FDI) thực hiện chuyển giá và báo lỗ để tránh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không phải là hiếm.
Bên cạnh đó, ông cho rằng hiện tại, điện thoại di động sản xuất ở nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu. Do đó, hiện tượng điện thoại di động sản xuất ở nước ngoài (chẳng hạn iPhone) nhập lậu vào Việt Nam dưới hình thức hàng xách tay là tương đối phổ biến, nhằm trốn thuế nhập khẩu.
Nay nếu áp thêm thuế tiêu thụ đặc biệt vào điện thoại di động thì giá bán mặt hàng điện thoại di động sản xuất ở nước ngoài sẽ tăng cao hơn. Điều này sẽ kích thích hiện tượng nhập lậu mặt hàng này vào nước ta có thể tăng hơn nữa.Đồng quan điểm, luật sư ... cho biết. mục đích của thuế tiêu thụ đặc biệt là đánh vào các hàng hóa xa xỉ. Đối với tôi, điện thoại cũng là một mặt hàng hóa xa xỉ.
Đồng quan điểm trên, Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật - Giám đốc Công ty, Chủ tịch SEALAW Group cho biết, mục đích của thuế tiêu thụ đặc biệt là đánh vào hàng hóa xa xỉ. Trên thị trường hiện nay, bên cạnh những mặt hàng điện thoại giá rẻ chỉ để nghe và gọi có tiền từ vài trăm đến vài triệu đồng thì vẫn còn một số mặt hàng giá lên đến 20-30 triệu đồng. Đó là những tài sản có giá trị lớn.
"Nếu xã hội đầu tư quá nhiều vào tài sản giá trị lớn đó thì theo quan điểm của tôi nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm mục đích hạn chế và người tiêu dùng có thể sử dụng số tiền đó vào những việc có ích hơn. Đánh thuế vào những mặt hàng điện thoại có giá trị lớn là phù hợp", ông kết luận.