Đào mộ cổ, choáng váng với báu vật 3.500 năm vẫn tỏa sáng
Một ngôi mộ cổ chứa 3 thi hài từ thế kỷ thứ XIV trước Công Nguyên gây bất ngờ với một báu vật vô song tiết lộ công nghệ đi trước thời đại từng hiện diện ở vùng đất thuộc nước Đức ngày nay.
- 12-06-2023Công nhân đào được tảng đá màu đỏ như máu, chuyên gia: 'Đây là báu vật'
- 10-06-2023Gặp 'báu vật' này khi đi biển, phải trả giá đắt nếu chạm vào
- 31-05-2023Báu vật vô song từ nữ hoàng 4.600 tuổi tiết lộ điều kinh ngạc
Theo Live Science, báu vật đó là một thanh kiếm tỏa sáng một cách không thể tin nổi sau gần 3.500 năm chôn vùi dưới lòng đất.
Thanh kiếm báu được phát hiện tại thị trấn Nordlingen ở bang Bavaria, trong mộ cổ chứa thi hài một nam giới, một phụ nữ và một trẻ em. Có vẻ như 3 người được chôn cất cách nhau không lâu, nhưng không rõ mối liên hệ giữa họ là như thế nào, theo thông báo từ Văn phòng Bảo vệ di tích bang Bavaria.
Thanh bảo kiếm "thời gian không chạm đến" trong ngôi mộ cổ ở Đức - Ảnh: VĂN PHÒNG BẢO VỆ DI TÍCH BANG BAVARIA
Thanh kiếm được bảo quản rất tốt, vẫn tỏa ra ánh sáng rạng rỡ trong các bức ảnh chụp hiện trường dù phần tay cầm có đôi phần ngả xanh do đồng bị oxy hóa.
Chuôi kiếm hình bát giác được trang trí công phu, trong khi phần lưỡi của nó được đúc bằng kỹ thuật cao với trọng tâm dồn về đầu kiếm, khiến nó trở thành một vũ khí tấn công cực kỳ hiệu quả.
Dù vậy, không có bất kỳ vết xước hay bị mài mòn nào trên kiếm, cho thấy nó được dùng với mục đích nghi lễ hơn là thực chiến.
Phát hiện một cổ vật quý giá như vậy là rất hiếm hoi trong khu vực vốn rất nhiều mộ cổ nhưng hầu hết bị cướp phá.
Các vũ khí được chế tác tinh xảo và bảo quản đặc biệt tốt như thanh kiếm nói trên rất có giá trị về mặt khoa học, bởi có thể tiết lộ trình độ công nghệ của nền văn minh đã tạo ra nó. Rõ ràng với tuổi đời gần 3.500, nó là báu vật được làm ra bởi những nhà luyện kim có trình độ vượt trội so với hầu hết thế giới vào cùng thời điểm.
Người lao động