Đập thủy điện Trung Quốc xả lũ: Mặt sông tựa như mặt biển, như cuồng phong gào thét
Đài truyền hình Đông Phương (Trung Quốc) cho biết, với tốc độ dòng chảy 7.8000m3/giây thì sau 30 phút xả lũ, lượng nước được xả có thể lấp đầy Tây Hồ.
- 06-07-2020Bên trong đập Tam Hiệp - con đập thủy điện lớn nhất thế giới đang có nguy cơ gây đại thảm họa cho người Trung Quốc có gì?
- 05-07-2020Bloomberg: Kỷ nguyên "siêu đập thủy điện" của Trung Quốc đang chấm dứt
- 21-10-2019SCMP: Đập thủy điện lớn nhất thế giới lâm nguy vì sinh vật ngoại lai, TQ phải nhờ "đội quân 6 chân" giúp đỡ
Vào 9h sáng 8/7, hồ chứa nước của đập thủy điện Tân An Giang (Chiết Giang, Trung Quốc) mở tiếp cổng xả lũ số 2 và số 8, ghi nhận toàn bộ 9 cổng xả lũ được mở lần đầu tiên trong lịch sử sau 61 xây dựng, kể từ năm 1959.
Theo The Paper (Trung Quốc), sau khi 9 cổng được mở, hiện trường như đang trải qua trận mưa vô cùng lớn. Mặt sông tựa như mặt biển với từng đợt sóng lớn trắng xóa cuồn cuộn chảy.
Còn theo miêu tả của phóng viên báo Tiền Giang buổi tối, thì cảnh tượng chẳng khác gì cuồng phong gầm thét.
Đài truyền hình Đông Phương (Trung Quốc) cũng cho biết, với tốc độ dòng chảy 7.8000m3/giây thì sau 30 phút xả lũ, lượng nước được xả có thể lấp đầy Tây Hồ.
Do đập thủy điện xả lũ nên mực nước sông ở hạ du cũng không ngừng dâng cao. Tính đến hơn 10h cùng ngày, mực nước bề mặt sông cách gầm cầu Tử Kim chỉ khoảng 3m.
Trước việc đập thủy điện mở cửa toàn bộ 9 cổng xả lũ, toàn thành phố Hàng Châu đã bố trí 938 cơ sở lưu trú tránh lũ, khẩn cấp di chuyển 43.808 người tới nơi an toàn.
Trước đó, tính đến 6h ngày 8/7, mực nước trong hồ chứa nước đập Tân An Giang đã đạt 108.37m và nếu tiếp tục dâng cao, dự báo nó sẽ lập mực nước cao nhất trong trong lịch sử.
Tổ quốc