Đặt mục tiêu 20 tỷ USD vào năm 2030, chiến lược dài hơi nào cho con cá, con tôm Việt?
Tiềm năng thủy sản Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên thực tiễn thị trường giai đoạn hiện nay cũng buộc phải thay đổi cách thức xây dựng chiến lược.
- 09-10-2020Cuối năm 2021, tổng nguồn năng lượng tái tạo đạt trên 20.000 MW
- 08-10-2020Những "đại gia" muốn đổ tiền đầu tư điện khí LNG ở Việt Nam
- 08-10-2020Báo Nhật viết gì về VinShop?
Xuất khẩu thủy sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2030
Tại Hội nghị xây dựng chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2030, mục tiêu đặt ra là kinh tế thủy sản sẽ đóng góp 30% GDP trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tổng sản lượng thủy sản đạt 10 triệu tấn một năm và giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản sẽ đạt 20 tỷ USD.
Khi đạt được 30% GDP trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành thủy sản sẽ tiến tới sản xuất hàng hóa lớn, có trình độ quản lý khoa học công nghệ hiện đại; giải quyết việc làm cho 3,5 triệu lao động và mức thu nhập sẽ bằng mức bình quân chung của lao động cả nước.
Cùng với đó là xây dựng mối liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu, xóa dần tình trạng làm đơn lẻ như hiện nay. Ngành thủy sản nhận đinh, việc nâng cấp, phát triển hạ tầng cũng là yếu tố quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tương lai thành lập một trường đại học thủy sản, đổi mới trình độ của người lao động. Ảnh minh họa.
Ngoài tập trung phát triển nuôi trồng và chế biến, vấn đề quan trong hơn là ngành phải xây dựng được các chính sách khuyến khích thành lập các doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển khai thác hải sản, trở thành lực lượng đầu tàu, dẫn dắt các hoạt động sản xuất của ngư dân trên biển. Từ đó mới có thể chấm dứt hoạt động xâm hại và hủy diệt nguồn lợi thủy sản.
Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói: "Nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực đi biển còn có những khó khăn, vì vậy tới đây sẽ thành lập trường đại học thủy sản tại khu vực ĐBSCL".
Xuất khẩu thủy sản tăng tốc vào EU
Nhìn lại tiềm năng hiện có của ngành có thể thấy, trong 9 tháng đầu năm, thuỷ sản Việt Nam đã được xuất khẩu sang 154 thị trường, trong đó có top 6 thị trường gồm Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc và ASEAN chiếm gần 80% kim ngạch xuất khẩu.
Tại châu Âu, COVID-19 khiến người dân chi tiêu dè sẻn hơn, ăn ở nhà nhiều hơn thay vì đi nhà hàng. Tuy nhiên, việc tăng cường nấu nướng ở nhà của người châu Âu cũng giúp sức mua các sản phẩm nông sản đông lạnh, nhất là thủy sản đông lạnh của Việt Nam tăng lên. Đặc biệt là khi nhờ EVFTA , thuế xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản đông lạnh đã về 0% và giúp thủy sản Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Tôm thẻ chân trắng là mặt hàng thủy sản có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang EU. Tính riêng tháng 8, tháng đầu tiên EVFTA chính thức được thực thi, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt tới hơn 46 triệu USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 2 tháng qua, số đơn hàng tôm đã tăng 10% và kim ngạch xuất khẩu tôm tăng 15,7%, cao nhất kể từ đầu năm.Dự báo, kim ngạch xuất khẩu tôm sang EU sẽ tăng 20% trong năm nay.
Cùng với tôm, xuất khẩu cá tra cũng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trong thời gian tới. Trong tháng 8, xuất khẩu một số mặt hàng cá tra cũng đã có chuyển biến tích cực như cá tra đông lạnh tăng tới gần 120% và cá tra chế biến cũng tăng hơn 84% so với tháng trước đó.
Tiềm năng ngành thủy sản Việt Nam là rất lớn. Ảnh minh họa.
Trong chiến lược của ngành thủy sản tầm nhìn đến năm 2045, thủy sản phải là ngành sản xuất hàng hóa lớn có trình độ quản lý, khoa học công nghệ hiện đại. Việt Nam sẽ là trung tâm chế biến thủy sản chất lượng cao khu vực ASEAN và châu Á, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới.
Theo VTV