MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đất nước duy nhất bỏ hệ thống tù giam vì... chẳng có ai phạm tội, và đây là bí mật giúp họ làm được điều đó

16-05-2020 - 10:49 AM | Sống

Bí mật của họ là gì? Trong những năm gần đây, tỉ lệ tội phạm đã giảm mạnh, nhưng đó chỉ là một trong những lý do tạo nên phép màu "không tù giam" của quốc gia này mà thôi.

Tại nhiều nơi trên thế giới, việc quá tải hệ thống tù giam đang là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển. Trong đại dịch Covid-19, các nhà tù thậm chí còn trở thành những ổ dịch cực kỳ chết chóc.

Như tại Philippines, số lượng người bị giam giữ nhiều gấp 5 lần thiết kế vốn có của nhà tù. Đến nỗi, tù nhân phải nằm xếp chồng lên nhau, mồ hôi nhễ nhại, thông khí cực kém trong khi điều kiện vệ sinh thì cực kỳ hạn chế. Tỉ lệ 1 bác sĩ: 45.000 tù nhân là có thật, và gây lo ngại rất nhiều.

Nhưng trong bối cảnh ấy, tồn tại một quốc gia ở giữa châu Âu lại "hiếm" tội phạm đến mức dần phải đóng cửa các nhà tù, vì chẳng còn ai ở trong nữa. Đó là Hà Lan!

Năm 2018, Hà Lan đóng cửa 4 nhà tù, cải tạo chúng trở thành nơi cho dân tị nạn. Nhưng bí mật của họ là gì? Trong những năm gần đây, tỉ lệ tội phạm của Hà Lan đã giảm mạnh, và đó chỉ là một trong những lý do tạo nên phép màu "không tù giam" của quốc gia này mà thôi.

Phép màu của Hà Lan: Tù nhân vẫn là con người, cần phải đối xử nhân văn

Đất nước duy nhất bỏ hệ thống tù giam vì... chẳng có ai phạm tội, và đây là bí mật giúp họ làm được điều đó - Ảnh 1.

Bí mật của Hà Lan thực chất nằm ở cách họ đối xử với tù nhân. Bằng việc cung cấp chính sách cải tạo đặc biệt dành cho tội nhân có vấn đề về tâm thần, hệ thống tư pháp của Hà Lan đã giảm mạnh được số lượng người bị giam giữ.

Phương thức của họ nhắm đến việc phòng ngừa và thấu hiểu tội phạm, thay vì trừng trị. Bất kỳ ai phạm tội sẽ bị phạt tiền, và đồng thời phải tham gia chương trình cải tạo tâm lý. Thời gian giam giữ dần rút ngắn, sau khi các án phạt dài hạn cho thấy sự không hiệu quả trong việc giảm tỉ lệ phạm tội.

Chương trình cải tạo này được gọi là "các bản án thay thế", dựa trên ý tưởng tội phạm cũng là con người, cần được đối xử một cách nhân văn để vẫn trở nên có ích cho xã hội sau đó. Theo Miriam van Driel - nhà tâm lý học Hà Lan: "Cách bạn đối xử với người khác - kể cả trong tù - sẽ ảnh hưởng đến hành động của họ ở bên ngoài xã hội. Nếu coi thường và xem phạm nhân là động vật, họ sẽ hành động phản kháng như một con thú hoang. Nhưng nếu đối xử nhân văn, họ sẽ hành xử nhân văn hơn."

Tái hòa nhập cộng đồng

Đất nước duy nhất bỏ hệ thống tù giam vì... chẳng có ai phạm tội, và đây là bí mật giúp họ làm được điều đó - Ảnh 2.

Một trong những vấn đề nan giải nhất mà tù nhân gặp phải, đó là việc tái hòa nhập cộng đồng sau đó. Họ thường bị kỳ thị, không có việc làm, dẫn dến việc tái phạm tội sau khi hết án.

Nhưng tại Hà Lan, tội phạm trong tù sẽ được hỗ trợ hết sức có thể để đưa họ quay trở lại xã hội một cách nhanh nhất, bằng chương trình "ngăn ngừa tội phạm". Chương trình này nhằm mục đích bảo vệ công chúng, và đồng thời cũng là để bảo vệ tội nhân. Theo một nghiên cứu vào năm 2007, chương trình đã cho thấy sự hiệu quả nhất định, dù còn một số trở ngại như việc chưa thể giúp đỡ triệt để cho tội phạm là nữ.

Mái nhà mới cho người tị nạn

Đất nước duy nhất bỏ hệ thống tù giam vì... chẳng có ai phạm tội, và đây là bí mật giúp họ làm được điều đó - Ảnh 3.

Khi một nhà tù đóng cửa, chính phủ sẽ phải tìm cách tái tận dụng các cơ sở bị bỏ trống. Một số được cải tạo thành khách sạn hạng sang, một số thì thành nhà mới dành cho người tị nạn từ các quốc gia khác. Thậm chí, đang có dự án sửa một trong những nhà tù nổi tiếng nhất của Hà Lan - Koepelgevangenis - thành trường đại học.

Tham khảo: BS, VT.co

Theo J.D

Trí thức trẻ

Trở lên trên