Dấu hiệu gia tăng “cố thủ” nguồn tiền lớn trong ngân hàng
Trong hệ thống ngân hàng nhưng mang tính cục bộ, hiện tượng nguồn tiền lớn thay đổi tính chất thể hiện từ trong 2018 tiếp tục cho dấu hiệu gia tăng.
- 27-07-2019Techcombank tăng trưởng quý thứ 15 liên tiếp, lợi nhuận đạt kỷ lục 5.661 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm
- 27-07-2019Nhiều bất ngờ với bức tranh nợ xấu ngân hàng 6 tháng đầu năm
- 27-07-2019Phía sau lợi nhuận khủng của các ngân hàng
Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (Vietcombank) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2019, với một cấu phần tiền gửi được chú ý ở kỳ báo cáo liền trước.
Cụ thể, khoản mục “Tiền gửi thanh toán của Kho bạc Nhà nước” tiếp tục có thay đổi lớn trong quý vừa qua. Và như BizLIVE đề cập ở dấu hiệu trong kỳ báo cáo quý I/2019, lượng tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức này tiếp tục “cố thủ” nhiều hơn về số lượng.
Báo cáo của Vietcombank cho thấy, trong quý I/2019 có 53.000 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn bằng VND của Kho bạc Nhà nước, thì cập nhật mới nhất đến cuối quý II/2019 đã tăng mạnh lên 67.000 tỷ đồng.
Về tổng thể, lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại đây giảm đáng kể so với đầu năm (hơn 73.503 tỷ đồng cuối quý II/2019 so với hơn 87.095 tỷ đồng cuối năm 2018), trong đó tập trung ở việc giảm bớt tiền gửi không kỳ hạn. Nhưng, việc gia tăng mạnh lượng tiền gửi có kỳ hạn tiếp tục là một dấu hiệu được chú ý.
Dấu hiệu này xuất hiện từ trong năm 2018, tiếp tục thể hiện rõ nửa đầu năm 2019 mà nhiều năm trước đây không có hoặc rất hạn chế. Điều này đi cùng với diễn biến ngân sách Nhà nước có thặng dư trong giai đoạn vừa qua, và quan trọng hơn là giải ngân đầu tư công tiếp tục ách tắc mà Bộ Tài chính vừa rồi phải nhấn mạnh ở mức độ cảnh báo.
Việc gia tăng “cố thủ” nguồn vốn ngân sách ở tiền gửi có kỳ hạn như trên cũng là một giải pháp để sinh lợi tốt hơn cho các cân đối nguồn, do có lãi suất cao hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn.
Dự kiến trong tuần tới, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) và Ngân hàng Công thương (VietinBank) sẽ công bố báo cáo tài chính quý II/2019 - hai thành viên cũng thường có tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, trong đó có lượng tiền gửi có kỳ hạn thể hiện rõ các kỳ báo cáo liền trước.