Đâu là hành động dạy con thông minh nhất mà bạn từng được thấy? Câu chuyện về ly sữa đậu nành nhận được hơn 200 ngàn lượt xem sẽ cho bạn câu trả lời thỏa đáng
Một ly sữa đậu nành đôi khi có thể là "chất liệu" để dạy con những bài học làm người quý giá!
- 23-01-2021Khám phá sức mạnh của "nunchi" - Bí thuật đọc vị cảm xúc của người Hàn Quốc: Nâng cao EQ, tiến tới cuộc sống thành công viên mãn!
- 18-01-2021"Làm điều mình thích: cái bẫy của bất hạnh", quan điểm gây bão của tu nghiệp sinh Israel và cách giáo dục khác lạ của người Do Thái
- 16-01-2021Quốc gia có nền giáo dục ưu tú hàng đầu thế giới, thời gian học tập ngắn nhưng có mức học bổng cực hút du học sinh
Trên diễn đàn Quora (một chuyên trang hỏi và đáp nổi tiếng), ngày 17/1, khi được đặt câu hỏi: "Đâu là hành động dạy con thông minh nhất mà bạn từng được thấy?, cô gái Becky Eve (Thượng Hải) kể lại câu chuyện của mình trong một lần đi ăn sáng đã nhận được sự yêu thích của hàng trăm ngàn người dùng mạng xã hội.
Câu trả lời của Becky Eve:
Câu trả lời nhận được nhiều yêu thích của Becky Eve.
Vào một lần đi ăn sáng, một cậu bé sáu hoặc bảy tuổi cố gắng lấy sữa đậu nành của mình lên tầng trên lầu để uống nhưng vô tình làm đổ lúc đang đi lên cầu thang.
Mẹ của cậu bé dắt đến chỗ người phục vụ, yêu cầu đứa trẻ cúi đầu xin lỗi và nhờ người phục vụ đưa cho một miếng giẻ. Cậu nhỏ sau đó bắt đầu lau cầu thang, người mẹ đứng cạnh bồn rửa mặt nhìn con thực hiện công việc của mình. Nhân viên phục vụ bày tỏ ý định được giúp đỡ, nhưng người mẹ từ chối và nói rằng hãy để cậu bé tự mình làm điều đó.
Tôi đã ngồi đó và xem toàn bộ quá trình, và tôi nghĩ rằng chuyện dạy con đã bà mẹ đã thực hiện một cách hoàn hảo. Nhưng ngạc nhiên hơn, sau đó, tôi thấy bà mẹ tiến lại và hỏi đứa trẻ: "Con nghĩ tại sao mình làm đổ sữa đậu nành?". Tiếp theo, chưa để đứa trẻ trả lời, cô đưa cho thằng bé một cốc sữa đậu nành mới khác, và giải thích rằng lúc nãy cậu đã cầm ly sai cách. Người mẹ hướng dẫn cậu bé đặt 1 tay ở đáy ly, tay còn lại đặt ở thành ly để giữ nó cố định hơn. Cậu bé làm theo lời mẹ, cầm cốc sữa đi lên lầu và lần này sữa không còn bị đổ nữa.
Yêu cầu trẻ xin lỗi giúp trẻ biết cách nhận lỗi với 1 thái độ đúng đắn. Cho trẻ lau cầu thang để trẻ biết sửa chữa lỗi lầm của mình. Cuối cùng để giúp trẻ hiểu nguyên nhân của việc mắc lỗi để tránh việc phạm sai lầm tương tự trong tương lai. Chỉ là 1 vài hành động nhỏ thôi, nhưng cách giáo dục con của người mẹ này thật tuyệt vời.
Dưới câu trả lời của Eve, nhiều cư dân mạng để lại bình luận hưởng ứng:
"Bà mẹ đang dạy đứa trẻ tự đối mặt với những sai lầm của mình và tự nhận hậu quả do hành động của mình thay vì để người khác dọn dẹp sau đó. Cô ấy không tức giận, không làm cho đứa trẻ cảm thấy tồi tệ - chỉ đơn giản là để chúng sửa lỗi và dạy chúng cách tránh nó trong tương lai. Trẻ 6–7 tuổi hoàn toàn có khả năng xử lý các công việc cơ bản như dọn dẹp mọi thứ - đặc biệt là khi có sự giúp đỡ và giám sát của mẹ".
"Một số người cho rằng khá mất vệ sinh khi cho trẻ lau dọn nơi công cộng, và bà mẹ đã sử dụng hình phạt thay vì bao dung cho sai lầm của trẻ. Tuy nhiên, cá nhân tôi nghĩ đó không phải là một hình phạt mà là cách để dạy cho đứa bé rằng sự bất cẩn sẽ để lại hậu quả và con phải là một người có trách nhiệm. Tạo thói quen tự giải quyết vấn đề thay vì bên cạnh con và xử lý mọi chuyện cho con là một cách dạy con tự lập hiệu quả".
Tạo thói quen tự giải quyết vấn đề thay vì bên cạnh con và xử lý mọi chuyện cho con là một cách dạy con tự lập hiệu quả. (Ảnh minh họa)
Trên thực tế, dạy con kỹ năng sống để trở thành người có trách nhiệm không thể làm trong vài ngày hay vài tuần, cha mẹ phải mất thời gian, nỗ lực và nhất quán dạy trẻ trong suốt quãng thời gian thơ ấu.
Đừng đợi cho đến khi con bạn lớn mới dạy tính trách nhiệm vì suy nghĩ sẽ thành hành động, hành động làm nhiều lần sẽ thành thói quen. Một khi thói quen xấu được hình thành, sẽ mất nhiều thời gian hơn để thay đổi và thay bằng một thói quen tốt.
Trẻ thường làm mọi việc theo hứng thú, cần phải khiến cho trẻ có trách nhiệm với việc mình làm, cần nói rõ cho trẻ hiểu yêu cầu của mỗi việc mình làm, và không quên liên hệ với những thưởng phạt rõ ràng. Chẳng bao giờ là quá sớm để rèn tính kỷ luật cho trẻ.
Pháp luật và Bạn đọc