Đầu tư cổ phiếu Hòa Phát trong năm 2019, nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?
Năm 2019, EVS ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế của HPG trong năm 2019 đạt lần lượt là 73.033 tỷ đồng (+29,1% yoy) và 10.537 tỷ đồng (+22,5% yoy) và sản lượng tiêu thụ thép xây dựng đạt 3,3 triệu tấn (+38,7% yoy).
- 26-02-2019Hòa Phát chính thức nhận giấy phép được nhận chìm ở biển
- 29-01-2019Lần đầu tiên sau 5 quý lợi nhuận của Hòa Phát rơi xuống dưới mức 2.000 tỷ đồng
- 19-12-2018Bất chấp nhiều lo ngại hiện hữu, Hòa Phát vẫn là lựa chọn ưa thích của hàng loạt quỹ đầu tư
CTCK Everest (EVS) vừa công bố báo cáo đánh giá triển vọng cổ phiếu Hòa Phát (HPG) trong năm 2019 với nhiều điểm nhấn đáng chú ý.
Cụ thể, sau khi giai đoạn 2 của Khu liên hợp gang thép Dung Quất hoàn thành sẽ đưa HPG lọt vào top 50 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới. Dự án Dung Quất kỳ vọng sẽ có chu kỳ khép kín với khả năng tự cung cấp điện năng đạt 60%-70% so với 40% khu liên hợp thép Hải Dương. Việc nhập lượng nguyên vật liệu lớn có thể giúp HPG đàm phán tốt hơn về giá. Bên cạnh đó, với lợi thế cảng nước sâu, có thể tiếp nhận được tàu có trọng tải lên đến 200.000 tấn, và gần nhà máy nên sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển. Ngoài ra trong giai đoạn đầu, Dung Quất còn được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp...
Hiện HPG đang sử dụng công nghệ lò cao (BOF) với chu trình khép kín từ quặng sắt cán ra thép thành phẩm. Khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại Kinh Môn, Hải Dương bao gồm một tổ hợp khép kín từ Nhà máy chế biến nguyên liệu, Nhà máy sản xuất than coke và nhiệt điện, Nhà máy luyện gang, Nhà máy luyện thép đến Nhà máy cán thép và nhiều khu phụ trợ khác. Hệ thống nhà máy trong khu liên hợp là một dây chuyền đồng bộ khép kín, sản phẩm của nhà máy này là nguyên liệu đầu vào của nhà máy kia. Đây chính là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Hòa Phát với biên lợi nhuận gộp đạt trung bình trên 20% cao hơn so với các đối thủ khác như POM sử dụng công nghệ lò điện (EAF) với biên lợi nhuận gộp đạt 9%-10%.
Ngoài ra, mức tiêu thụ thép đầu người của Việt Nam trong năm 2017 là 210 kg/người thấp hơn nhiều so với trung bình thế giới và các nước trong khu vực đạt trên 500kg/người. Nên nhu cầu tiêu thụ thép trong dài hạn chúng tôi dự báo trong giai đoạn 2018-2025 vẫn tăng trưởng với tốc độ CAGR trên 10%/năm.
Bên cạnh đó, HPG cũng có cơ cáu tài chính lành mạnh, ít chịu áp lực về lãi vay. Mặc dù, dự án Dung Quất với tổng mức đầu tư là 52.000 tỷ đồng, trong đó 12.000 tỷ đồng là vốn lưu động, 20.000 tỷ đồng là vốn vay và 20.000 tỷ đồng vốn tự có. Tỷ lệ D/E cuối 2018 là 0,60x. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của HPG đạt 7.600 tỷ đồng cho năm 2018 và ước tính đạt khoảng 9.000 tỷ đồng cho năm 2019. EVS đánh giá dòng tiền trả nợ của HPG khá tốt, và cơ cấu tài chính không có quá nhiều rủi ro.
Lợi nhuận Hòa Phát năm 2019 được dự báo tăng 23%
Trong năm 2019, EVS ước tính HPG tiêu thụ được 3,3 triệu tấn thép xây dựng (+38,7% yoy), 720.000 tấn ống thép (+10,3% yoy) và 300.000 tấn tôn mạ (+120,6% yoy). Sản lượng tiêu thụ tăng mạnh trong năm 2019 nhờ sự đóng góp lớn từ nhà máy Dung Quất dự kiến lò cao số 1 sẽ bắt đầu hoạt động trong Q2.2019, và cứ mỗi 3 tháng 1 lò cao sẽ bắt đầu vào hoạt động, cuối năm 2019 toàn bộ 4 lò cao ở Khu Liên Hợp gang thép Dung Quất sẽ chính thức đi vào hoạt động đồng bộ giúp HPG tăng công suất thép dài lên 4 triệu tấn/năm và 3 triệu tấn thép HRC/năm. EVS giả định giá bán thép xây dựng trung bình trong năm 2019 đạt 13 triệu đồng/tấn (-1,5% yoy).
Doanh thu từ mảng Nông nghiệp dự kiến tăng trưởng 30%, mảng bất động sản doanh thu sẽ giảm 20% do trong năm 2018 HPG đã hạch toán hết doanh thu từ dự án Mandarin Garden 2, và năm 2019 dự kiến sẽ bắt đầu ghi nhận doanh thu 1 phần từ dự án 70 Nguyễn Hữu Cảnh. Mảng sản xuất công nghiệp được dự báo sẽ không có nhiều tăng trưởng trong năm 2019.
Biên lợi nhuận gộp năm 2019 dự báo giảm xuống còn 20% từ mức 20,6% trong năm 2018, do dự án mới đi vào hoạt động khấu hao tăng và giá nguyên vật liệu đang có xu hướng tăng trong năm 2019. Hiện giá quặng sắt đang giảm nhẹ còn 88,8 USD/ton với đỉnh đầu tháng 2 là 94 USD/ton. EVS dự báo giá quặng sắt bình quân trong năm 2019 đạt khoảng 80 USD/ton (+15,9% yoy), giá than cốc trong năm 2019 dự báo giảm xuống còn 157,6 USD/ton (-21,2% yoy).
Năm 2019, EVS ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế của HPG trong năm 2019 đạt lần lượt là 73.033 tỷ đồng (+29,1% yoy) và 10.537 tỷ đồng (+22,5% yoy) và sản lượng tiêu thụ thép xây dựng đạt 3,3 triệu tấn (+38,7% yoy).
Dù vậy, EVS cũng lưu ý một số rủi ro có thể đến với HPG như biến động giá nguyên vật liệu đầu vào cũng như biến động giá thép có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của HPG trong ngắn hạn. Hiện, tỷ trọng chi phí quặng sắt chiếm 29% trên tổng chi phí giá thành thép xây dựng nếu sử dụng công nghệ lò cao.
Năm đầu đi vào hoạt động của nhà máy Dung Quất lợi nhuận có thể thấp hơn kỳ vọng, do khấu hao sẽ được khấu hao theo đường thẳng trong khi nhà máy nhiều khả năng vẫn chưa chạy được hiệu suất tối đa, dẫn đến chi phí cao hơn doanh thu. Ngoài ra, chu kỳ xây dựng nếu rơi vào giai đoạn khủng hoảng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ thép của HPG.
Ngoài ra, việc thoái vốn gần đây của PENM III có thể tạo tâm lý tiêu cực cho nhà đầu tư trong ngắn hạn. PENM III đăng ký bán 20 triệu cổ phiếu, lý do PENM đưa ra là tới hạn đóng quỹ. Hiện PENM III đang nắm giữ hươn 49 triệu cổ phiếu. Sau thời gian đăng ký bán, PENM vẫn chưa bán được số cổ phiếu đăng ký do giá không đạt kỳ vọng.