MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đầu tư công nghệ, đón “sóng” phát triển tài chính tiêu dùng sau đại dịch

11-11-2021 - 08:00 AM | Tài chính - ngân hàng

Đầu tư công nghệ, đón “sóng” phát triển tài chính tiêu dùng sau đại dịch

Sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng đã thay đổi với sự dịch chuyển xu hướng tiêu dùng và thanh toán sang nền tảng công nghệ…

Với sự hợp tác của đối tác Nhật sau thương vụ bán 49% vốn cho SMBC Group, FE CREDIT đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Cho vay tiêu dùng qua công ty tài chính đang ngày càng trở thành kênh cung cấp vốn phổ biến cho người dân. Với FE CREDIT, chặng đường đánh dấu 11 năm tham gia vào hành trình phát triển tài chính tiêu dùng, thúc đẩy tài chính toàn diện và góp phần đẩy lùi tín dụng đen trên thị trường sẽ còn rộng mở hơn. Đặc biệt sau thương vụ VPBank hoàn tất thỏa thuận bán 49% vốn điều lệ tại FE CREDIT cho công ty con của SMBC Group (Nhật Bản).

Trong "nguy có cơ"

Báo cáo của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2021, đặc biệt từ Quý II đến Quý III/2021 vấn đề nổi lên quan trọng nhất là sự bùng phát lần thứ 4 của dịch Covid -19 khiến nhiều địa phương phải giãn cách xã hội ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh tế, thương mại, vận tải và du lịch…

Đối với các công ty tài chính, phân khúc khách hàng là người lao động có thu nhập thấp, công nhân, tiểu thương… là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất trong đại dịch. Theo VNBA, trong thời gian giãn cách, nhiều khách hàng là F1, F0 hoặc trong khu vực giãn cách không thể giao tiếp được với các công ty để làm các thủ tục theo quy định, do khách hàng phải hạn chế đi lại, các điểm dịch vụ, cửa hàng bán lẻ bị đóng cửa.

Đầu tư công nghệ, đón “sóng” phát triển tài chính tiêu dùng sau đại dịch - Ảnh 1.

Trong bức tranh chung này, FE CREDIT cũng không ngoại lệ, không chỉ bị ảnh hưởng tới công tác thu hồi nợ của công ty mà cả khó khăn cho việc thanh toán của khách hàng. Thu nhập của các phân khúc khách hàng chính bị giảm đáng kể. Theo thống kê, Covid đã ảnh hưởng đến hơn 28,2 triệu người, hầu hết đều là phân khu thu nhập thấp, 4,7 triệu người bị mất việc làm, 14,7 triệu người dừng hoạt động kinh doanh,12 triệu người bị giảm lương. Đây là một thách thức đối với công ty có quy mô thị trường lớn > 50%.

Khó khăn là vậy nhưng nhiều công ty tài chính vẫn đồng hành cùng khách hàng, chờ cơ hội khôi phục sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Bởi tại Việt Nam, "miếng bánh" cho vay tiêu dùng đối với các công ty tài chính là rất lớn, khi hàng triệu người dân vẫn có nhu cầu tài chính cá nhân và chưa thể tiếp cận các khoản vay từ ngân hàng thương mại. Nếu xét về mạng lưới, hệ thống công ty tài chính ngày càng mở rộng đến vùng sâu, vùng xa, thậm chí công nghệ giúp kết nối ở cả những nơi chưa có đại lý. Như chỉ riêng FE CREDIT hiện đã có hơn 21.000 điểm giới thiệu dịch vụ trên toàn quốc, hơp tác với hơn 16.000 đối tác chiến lược và gần 16.000 nhân viên.

Một chuyên gia tài chính nhận định, dịch Covid-19 gây ra những khó khăn, trở ngại nhưng cũng là cơ hội cho các công ty tài chính rà soát và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, sẵn sàng cho đà tăng trưởng trở lại với bình thường mới. Thách thức cũng chính là cơ hội sau đại dịch.

Hiện tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam khoảng 800.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 8,7% tổng dư nợ của nền kinh tế, thấp hơn nhiều so với các nước như Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc… với tỉ trọng tín dụng tiêu dùng (không bao gồm tín dụng bất động sản nhà ở) chiếm khoảng 15-35%/tổng dư nợ. Dẫn số liệu trên cho thấy tiềm năng phát triển thị trường này tại Việt Nam còn rất lớn.

Nắm bắt xu hướng thanh toán, tạo lợi thế về công nghệ

Chuyên gia tài chính, TS Cấn Văn Lực nhận định, tài chính tiêu dùng sẽ đóng vai trò quan trọng trong tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, nhất là phục vụ các nhóm dân cư chưa hoặc ít tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn...

Sau dịch Covid-19, nhu cầu vay tiêu dùng của một bộ phận người dân sẽ tăng trở lại. Đặc biệt, những người am hiểu thị trường cho rằng, hành vi tiêu dùng của người dân đã thay đổi, dịch chuyển sang các nền tảng kỹ thuật số. Nhu cầu tìm hiểu sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính; tiếp cận khoản vay hoặc giải ngân cũng chuyển sang kênh trực tuyến, đòi hỏi các công ty cũng phải thích ứng.

Đầu tư công nghệ, đón “sóng” phát triển tài chính tiêu dùng sau đại dịch - Ảnh 2.

Với sự chuẩn bị nền tảng công nghệ vững chắc, được xây dựng bài bản, FE CREDIT tự tin đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng hậu Covid-19. Chưa kể, với sự hợp tác của đối tác Nhật Bản SBMC Group - một đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, FE CREDIT kỳ vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ về công nghệ, nguồn vốn, năng lực quản trị điều hành, và các kiến thức kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng. Điều này sẽ giúp FE CREDIT cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh, có cơ hội xem xét lãi suất ở mức phù hợp nhất cho khách hàng đồng thời thúc đẩy thị trường tài chính tiêu dùng hoạt động lành mạnh và minh bạch.

Để linh hoạt thích ứng trong điều kiện bình thường mới, đại diện FE CREDIT cho hay, công ty đã có các sáng kiến cho hoạt động thu hồi nợ, cụ thể, công ty sẽ có chiến lược phù hợp với từng phân khúc khách hàng khác nhau, cùng với hoạt động pháp lý đang được tăng cường và đặc biệt tập trung vào việc thanh lý danh mục đầu tư đã tái cơ cấu để tối ưu hóa khả năng thanh khoản.

"Khai khác tiềm năng của hơn 12 triệu khách hàng hiện hữu, để kích hoạt nhu cầu tiêu dùng của họ thông qua các sản phẩm không tốn phí và cung cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng ngay trên nền tảng số thay vì thông qua các kênh truyền thống. Mở rộng nhóm đối tượng khách hàng với các sản phẩm chuyên nghiệp và chuyên biệt hơn như khoản vay dành cho giáo viên, y bác sĩ…" – đại diện FE CREDIT chia sẻ.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên