Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tăng mạnh
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong 5 tháng đầu năm 2021, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 546,7 triệu USD (tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ).
- 06-06-2021Bộ KH&ĐT bãi bỏ thủ tục cũ vướng, ban hành thủ tục mới thằm 'gỡ thoáng' cho vốn đầu tư
- 06-06-2021Người lao động an toàn trong dịch đảm bảo tăng trưởng công nghiệp
- 06-06-2021Toàn cảnh 4 giai đoạn Covid-19 tại Việt Nam và tác động đến nền kinh tế
Trong đó có 21 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt 143,5 triệu USD (bằng 88,7% so với cùng kỳ) và 9 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm là 403,2 triệu USD (tăng 21,4 lần so với cùng kỳ).
Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 12 lĩnh vực. Trong đó lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ dẫn đầu với 3 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 270,8 triệu USD, chiếm 49,5% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ hai, với tổng vốn đầu tư 148,4 triệu USD, chiếm 27,1%; tiếp theo là các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ,...
Có 15 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2021. Dẫn đầu là Hoa Kỳ với 3 dự án đầu tư mới và 2 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 302,8 triệu USD, chiếm 55,4% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ hai là Campuchia với tổng vốn đầu tư 89,1 triệu USD, chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Canada, Pháp,… với vốn đầu tư đạt 32,08 triệu USD và trên 32 triệu USD.
Lũy kế đến 20/05/2021, Việt Nam đã có 1.420 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam 21,81 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các lĩnh vực khai khoáng (36,4%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,3%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (23,7%); Campuchia (13,1%); Nga (12,9%);…