MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đầu tư gì khi thị trường tiêu dùng bán lẻ phục hồi?

Đầu tư gì khi thị trường tiêu dùng bán lẻ phục hồi?

Sản xuất phục hồi, Nhà nước quyết tâm thúc đẩy tiêu dùng bằng những chính sách thiết thực, tổ chức tài chính hàng đầu thế giới khuyến nghị tích cực, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan hứa hẹn là cơ hội đầu tư tốt trong năm 2024.

Sản xuất, tiêu dùng phục hồi

Theo số liệu từ IMF, với dân số gần 100 triệu người, trong đó một nửa dưới 32 tuổi, nước ta đã đạt được mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người ấn tượng với tỷ suất CAGR 7,1% từ năm 2017, đạt hơn 4.000 đô la Mỹ vào năm 2022 - mức cao nhất trong số các nước ASEAN/EM.

Với lực lượng lao động dần chuyển sang các ngành có giá trị gia tăng cao hơn, một tỷ lệ lớn người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ tham gia vào tầng lớp trung lưu trong vài năm tới. Việt Nam đã và đang chứng kiến thời kỳ vàng của tăng trưởng tiêu dùng cũng như cổ phiếu ngành tiêu dùng. Trong đó, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan sẽ có nhiều động lực tăng trưởng nhờ vào vị thế hàng đầu ngành tiêu dùng bán lẻ của công ty.

Mới đây, theo cập nhật từ Tổng cục Thống kê (GSO), tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 5/2024 ước đạt 519,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 2.580,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.

Đầu tư gì khi thị trường tiêu dùng bán lẻ phục hồi?- Ảnh 1.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành 5 tháng đầu năm các năm 2020-2024 (Nguồn: GSO)

Bên cạnh đó, nhờ hiệu quả từ các chính sách thị thực thuận lợi các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch năm 2024 được các địa phương trên cả nước đẩy mạnh, thu hút lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 5/2024, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt gần 1,4 triệu lượt người, tăng 51,0% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến nước ta đạt gần 7,6 triệu lượt người, tăng 64,9% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

Đầu tư gì khi thị trường tiêu dùng bán lẻ phục hồi?- Ảnh 2.

Khách quốc tế đến Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024 phân theo vùng lãnh thổ (Nguồn: GSO)

Một thông số khác cũng quan trọng không kém, góp phần hé lộ bức tranh phục hồi của nền kinh tế là Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP). Theo đó, theo số liệu từ GSO, sản xuất công nghiệp tháng năm tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực hơn so với tháng trước. Chỉ số IIP tháng 5/2024 ước tính tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước.

Sáng ngày 3 tháng 6 vừa qua, báo cáo Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Purchasing Managers' Index™ (PMI®) mới nhất của S&P Global đã được công bố. Theo đó, Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng ngành sản xuất của Việt Nam không thay đổi khi đạt 50,3 trong tháng 5. "Kết quả này cho thấy các điều kiện kinh doanh của ngành đã cải thiện nhẹ tháng thứ hai liên tiếp", báo cáo nêu rõ.

Những con số biết nói của sản xuất, tiêu dùng, khách du lịch đến Việt Nam từ đầu năm đến nay phần nào báo hiệu sự phục hồi của nền kinh tế nói chung và tiêu dùng nói riêng, góp phần thúc đẩy kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp tiêu dùng bán lẻ. Với vị thế hàng đầu, Tập đoàn Masan hứa hẹn sẽ gặt hái những kết quả tích cực trong năm nay.

Đầu tư gì khi thị trường tiêu dùng bán lẻ phục hồi?- Ảnh 3.

Các chính sách thiết thực thúc đẩy tiêu dùng

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam liên tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi có nhiều giải pháp kích thích tăng tổng cầu để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra. Theo đó, kích cầu tiêu dùng nội địa là một trong những giải pháp quan trọng đang được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai để giữ đà tăng trưởng, thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong đó, cải cách tiền lương và giảm thuế VAT là một trong những quyết sách gần đây được triển khai của nhà nước ta trong công tác thúc đẩy tiêu dùng nội địa.

Sáng 20/5 vừa qua, phát biểu phiên khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã có báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Theo Phó Thủ tướng, trong năm 2023 mặc dù có nhiều khó khăn nhưng GDP tăng 5,05% (báo cáo trước là 5%). Quy mô nền kinh tế đạt 430 tỉ USD, bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình cao. Tính đến hết năm 2023, đã dành được khoảng 680.000 tỉ đồng để thực hiện chính sách tiền lương mới.

Đầu tư gì khi thị trường tiêu dùng bán lẻ phục hồi?- Ảnh 4.

Bên cạnh đó, để tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp, Chính phủ đã có tờ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế VAT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế VAT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024.

Những điều trên có ý nghĩa rằng nhà nước ta đã và đang tích cực triển khai các chính sách tài khóa nhằm tối ưu hóa tăng trưởng GDP, gián tiếp bơm một lượng tiền lớn ra nền kinh tế thông qua các chính sách cải cách tiền lương, giảm thuế VAT giúp kích cầu tiêu dùng nội địa, và doanh nghiệp tiêu dùng bán lẻ như Tập đoàn Masan sẽ hưởng lợi đáng kể từ động thái này.

Tập đoàn tài chính quốc tế HSBC nhận định rằng, các mảng kinh doanh của Tập đoàn Masan hiện có triển vọng phát triển tích cực trong thời gian tới.

Ánh Dương

Tổ Quốc

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên