Đây có lẽ là thần đồng thành công nhất nhì Việt Nam: Vang danh thế giới, hàng chục năm sau tiếp tục dẫn dắt nhiều học sinh toả sáng
Hiện tại thần đồng này là tên tuổi lớn trong làng Toán học Việt Nam.
- 18-10-2021MC Diễm Quỳnh tiết lộ lý do "nhảy vực" ở tuổi 49 và vị trí Giám đốc VFC
- 17-10-2021Cô gái trẻ xây dựng được khối tài sản 23 tỷ khi mới 30 tuổi nhờ áp dụng 3 chiến lược này
Việt Nam từng có 1 thần đồng Toán học lừng lẫy
Nhiều năm về trước, làng Toán học Việt Nam từng có một tên tuổi lẫy lừng, giúp đất nước giành được vinh quang trên đấu trường quốc tế. Đó không phải ai xa lạ mà chính là thầy giáo Lê Bá Khánh Trình - một người con của xứ Huế.
Thầy Lê Bá Khánh Trình sinh năm 1963 ở Huế, trong một gia đình có 6 anh chị em. Bố ông là giảng viên trường Đại học Y, mẹ là giáo viên cấp 2. Năm 1979 khi đang là học sinh tại lớp chuyên Toán trường Quốc học Huế, Lê Bá Khánh Trình là một trong 5 học sinh Việt Nam được chọn tham gia Olympic Toán quốc tế (International Mathematical Olympiad - IMO) ở London, Anh. IMO là một kì thi Toán học cấp quốc tế hàng năm dành cho học sinh trung học phổ thông.
Mỗi bài thi IMO bao gồm 6 bài toán, mỗi bài tương đương tối đa là 7 điểm, có nghĩa là thí sinh có thể đạt tối đa 42 điểm cho 6 bài. 6 bài toán này sẽ được giải trong 2 ngày liên tiếp, mỗi ngày thí sinh giải 3 bài trong thời gian 270 phút. Các bài toán được lựa chọn trong các vấn đề toán học sơ cấp, bao gồm 4 lĩnh vực hình học, số học, đại số và tổ hợp.
Trong kỳ thi danh giá này, Lê Bá Khánh Trình làm rạng danh Việt Nam khi giành điểm tuyệt đối 40/40. Cùng với huy chương vàng, Khánh Trình nhận thêm giải đặc biệt dành cho thí sinh có lời giải đẹp nhất. Trong các mùa IMO, ông vẫn là thí sinh Việt Nam duy nhất có được thành tích này. Cũng vì vậy mà Lê Bá Khánh Trình được mệnh danh là "cậu bé vàng của Toán học Việt Nam".
Nhờ thành tích xuất sắc này mà Lê Bá Khánh Trình sau đó được tuyển thẳng vào khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva. Tại đây, ông làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của Viện sĩ Andrey Alexandrovich Gontrar - Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga. Bốn năm sau, Lê Bá Khánh Trình bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và trở về nước. Sau đó ông làm giảng viên khoa Toán - Tin, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. HCM. Ngoài ra, ông còn giảng dạy cho học sinh Phổ thông năng khiếu.
2. Là người dẫn dắt nhiều lứa học sinh đạt huy chương trên đầu trường quốc tế
Những năm gần đây, thầy Lê Bá Khánh Trình tham gia tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi IMO. Bên cạnh đó, thầy cũng tham gia huấn luyện cho đội tuyển IMO của Saudi Arabia từ năm 2015.
Trong một lần chia sẻ với báo chí, thầy Trình cho biết mỗi lần đưa đội tuyển đi thi IMO, thầy đều hồi hộp. Bản thân thầy luôn đứng ở cương vị của mình 41 năm trước để hiểu những thành viên trong đội tuyển cần gì và tự nhủ trong lòng phải cố gắng tạo điều kiện để các thành viên đội tuyển thấy học và sống với đam mê thật thoải mái vui vẻ, chứ không nặng nề. Những thành viên trong đội tuyển dù học ở trường nào, đến từ địa phương nào cũng nhận được sự giúp đỡ từ thầy như nhau.
Những năm gần đây, thầy Trình dẫn dắt đội tuyển IMO Việt Nam đi thi quốc tế.
Năm 2021, thầy Trình tiếp tục dẫn đoàn Việt Nam tham dự IMO. Kết quả xếp toàn đoàn, Việt Nam xếp thứ 14, tốt hơn so với thành tích của năm ngoái (17). Trong đó, em Đỗ Bách Khoa, học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, xuất sắc giành huy chương vàng. Hai em đoạt huy chương bạc là Đinh Vũ Tùng Lâm, Trương Tuấn Nghĩa, học sinh trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Huy chương đồng thuộc về em Phan Hữu An (trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội), Phan Huỳnh Tuấn Kiệt (trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM) và Vũ Ngọc Bình (trường THPT chuyên Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc).
Pháp Luật & Bạn đọc