MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đây có phải mô hình hoàn hảo giúp thị trường xe điện cất cánh? Startup Nhật chuyên biến xe xăng thành xe điện, gỡ luôn nút thắt trạm sạc cũng như thời gian sạc pin

13-03-2023 - 10:30 AM | Thị trường

Tại Trung Quốc, Nhật Bản, mô hình này đang nổi lên nhanh chóng như một giải pháp khắc phục những điểm bất cập của việc sở hữu xe điện.

Đây có phải mô hình hoàn hảo giúp thị trường xe điện cất cánh? Startup Nhật chuyên biến xe xăng thành xe điện, gỡ luôn nút thắt trạm sạc cũng như thời gian sạc pin - Ảnh 1.

Vào tháng sau, startup Nhật có tên Fomm sẽ ra mắt dịch vụ biến xe xăng thành xe điện bằng cách lắp pin và động cơ điện cho xe cũ. Động thái này được cho sẽ giúp gia tăng tỷ lệ phổ cập xe điện tại Nhật Bản, theo Nikkei.

Fomm cũng cho phép khách hàng đổi pin, giúp tiết kiệm thời gian sạc cho xe. Dịch vụ này được xem là đầy hứa hẹn khi chính phủ Nhật đã nới lỏng quy định về việc lưu trữ pin trong các nhà kho. Nhu cầu của nó cũng sẽ rất lớn, đặc biệt với các công ty vận chuyển khi họ muốn những chiếc xe được vận hành với công suất tối đa trên đường, thay vì tốn thời gian “chết” ở các trạm sạc.

Fomm được thành lập từ năm 2013 bởi Hideo Tsurumaki, một cựu kỹ sư của Suzuki Motor. Cổ đông chính của công ty bao gồm nhà bán lẻ thiết bị điện Yamada, hãng sản xuất robot Yaskawa và công ty Shikoku Electric.

Ban đầu, dịch vụ này chỉ nhắm đến mẫu microvan Every của Suzuki, vốn được sử dụng rộng rãi bởi các công ty vận chuyển. Fomm thay thế động cơ của xe bằng một động cơ điện và pin. Pin và động cơ điện này được sản xuất ở Nhật Bản và Thái Lan.

Bộ Giao thông vận tải nước này khẳng định những chiếc van được hoán cải này sẽ được cho phép chạy trên đường nếu nó đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cơ bản.

Một trong những điểm yếu của xe điện chính là thời gian sạc quá lâu. Một chiếc xe thông thường sẽ phải mất khoảng 10 tiếng cho một lần sạc đầy. Ngay cả với công nghệ sạc nhanh, xe vẫn phải dừng 1 chỗ khoảng 30-60 phút. Do đó, cách tốt nhất để tối ưu hoạt động của xe hiện tại vẫn là sạc qua đêm.

Fomm giải quyết vấn đề này bằng cách cho đổi pin. Hệ thống của công ty này cho phép đổi pin của xe chỉ trogn 2 phút. Các trạm đổi pin sẽ được thiết lập ở các trung tâm giao hàng, cho phép tài xế đổi pin nếu cần khi đến nhận giao hàng.

Fomm cũng hợp tác với các hiệp hội sửa xe, nơi công việc biến những chiếc xe xăng thành xe điện được tiến hành. Công ty cho biết họ sẽ tiến hành đào tạo với các garage sửa xe.

Công ty cho biết chi phí cho việc chuyển đổi 1 chiếc xe xăng thành xe điện là 1,8 triệu yen (13.300 USD) và mục tiêu của hãng là chuyển 1.000 chiếc minivan sang xe điện trong năm tài chính bắt đầu từ tháng 4.

Tại Nhật Bản, chi phí cho việc mua một chiếc xe điện mới còn rẻ hơn so với việc chuyển đổi này nhờ các chương trình trợ giá. Tuy nhiên, Formm lập luận này dịch vụ thay pin của họ sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các công ty vận chuyển để giữ cho những chiếc xe được di chuyển liên tục. Chuyển 1 chiếc minivan sang xe điện cũng nhanh hơn so với tìm kiếm xe mới trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn như hiện nay.

Thực tế sau khi chính phủ nới lỏng quy định về lưu trữ pin, đã có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản thúc đẩy các dịch vụ tương tự. Isuzu Motors, một hãng sản xuất xe tải, cũng đã phát triển 1 mẫu xe tải cỡ nhỏ cho phép đổi pin hay Honda Motor cũng đã thành lập 1 liên doanh với công ty năng lượng Eneos để phát triển 70 trạm đổi pin ở Tokyo cho đến tháng 3/2024.

Trong lĩnh vực này, có thể xem Trung Quốc đã đi trước Nhật Bản.

Chẳng hạn, startup trong lĩnh vực xe điện là NIO không chỉ phát triển các mẫu xe cho phép đổi pin mà đã vận hành 1.000 trạm đổi pin trên khắp Trung Quốc. Công ty này muốn nâng số trạm lên 3.000 vào năm 2025.

Nguồn: Nikkei

Đức Nam

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên