MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dạy con khéo như 'chị bán gạo' livestream cùng Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs: Sẵn sàng vứt laptop, chuẩn bị cho con ra đầu đường đi đánh giày

10-07-2024 - 22:01 PM | Sống

Không chỉ giỏi giang, tháo vát chốn thương trường, người mẹ này còn sở hữu bí kíp nuôi dạy con độc đáo mà nhiều phụ huynh nên học hỏi.

Nữ doanh nhân Đặng Thùy Linh (sinh năm 1981) hiện là CEO tại Công ty Cổ phần APG ECO - doanh nghiệp chuyên cung cấp và xuất khẩu nông sản Việt, chủ yếu về gạo. Sau thời gian sinh sống và học tập tại Đức, nữ CEO trở về Việt Nam tính đến nay đã được 10 năm và bắt đầu xây dựng sự nghiệp kinh doanh nông sản Việt.

Mới đây, trong phiên livestream ngày 7/7 cùng Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs trên mạng xã hội Tiktok, chị Đặng Thùy Linh cũng cư dân mạng đánh giá cao trước cách nói chuyện, lối hành xử tinh tế, khéo léo. 

Trên mạng xã hội, bên cạnh tập trung kinh doanh nông sản Việt, chị cũng chia sẻ thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm về kinh doanh và đời sống. Đặc biệt, cách dạy con của cô cũng thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng.

Dạy con khéo như 'chị bán gạo' livestream cùng Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs: Sẵn sàng vứt laptop, chuẩn bị cho con ra đầu đường đi đánh giày- Ảnh 1.

Nữ doanh nhân Đặng Thùy Linh

Con cái được tự do nhưng phải trong khuôn khổ gia đình

Hiện tại, chị đang sinh sống cùng chồng và 5 người con, một con gái và bốn con trai, trong đó con trai cả hiện tại đã 24 tuổi và đang du học tại Đức. 

Đối với nhiều bậc phụ huynh, việc nuôi dạy con cái là một trong những vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu, chị Linh cũng vậy. 

Trên kênh TikTok cá nhân, cô từng chia sẻ về nguyên tắc dạy con trong gia đình. Chị cho rằng, con cái cần được phát triển theo đúng tính cách nhưng phải tuân thủ theo nguyên tắc của gia đình.

Cụ thể, chị bày tỏ: "Nếu nhắc nhở đến lần thứ ba mà con không nghe, mình sẽ không nói nữa, cũng không nhìn, muốn làm gì thì làm. Các con phải tự kiểm điểm bản thân". 

Nữ doanh nhân kể lại rằng thời còn học cấp 2, con trai cả là Mạnh Minh được bà ngoại lén tặng cho một chiếc máy tính xách tay dù cô không đồng ý vì con còn nhỏ. Khi ấy, dù sắp có bài kiểm tra nhưng con do mải chơi nên không chịu học tập.

Thấy vậy, chị không ngần ngại cầm chiếc máy tính xách tay đó ném vào thùng rác. Sau đó, cô đưa cho con trai cả một hộp đánh giày và nói rằng: "Giờ con ra đầu đường ngồi đánh giày thôi, không cần phải đi học. Tuổi của con đi làm cũng không ai nhận nên giờ chỉ còn cách đi đánh giày thôi!". 

Dưới sự nghiêm khắc của chị, con trai cả của chị dần được rèn giũa trở thành một người điềm đạm và có tính cách dễ gần. Nữ doanh nhân cho biết nếu trong bữa cơm có món ăn mà con trai cả không thích, con sẽ không bày tỏ thái độ ngay trên bàn ăn mà vẫn ngồi tại bàn ăn cùng cả nhà nhưng sẽ không động đũa. Sau khi kết thúc bữa ăn, con sẽ chủ động nhắn tin cho mẹ để chia sẻ về lý do không ăn cơm.

Đồng hành cùng con như một người bạn

Đối với quan điểm của một số bậc phụ huynh, việc con cái xăm trổ hay đi tới các quán bar là một trong những điều cấm kỵ. Tuy nhiên, chị lại để con thoải mái trải nghiệm những điều trên. Đối với chị, đạo đức của con người không được quyết định bởi những hình xăm hay việc chuyển đổi giới tính. Chị luôn ủng hộ những điều mà con muốn làm miễn sao con cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và được là chính mình.

Dạy con khéo như 'chị bán gạo' livestream cùng Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs: Sẵn sàng vứt laptop, chuẩn bị cho con ra đầu đường đi đánh giày- Ảnh 2.

Bên cạnh đó, về vấn đề cho con đi chơi tại các quán bar, chị cho rằng nếu con đủ trưởng thành, từ 18 tuổi trở lên, chị hoàn toàn để các con trải nghiệm việc này nhưng trong khuôn khổ cho phép của gia đình. Thậm chí, chị còn đi vào bar chơi cùng với con, giúp con có những trải nghiệm với bố mẹ.

Chị Linh nhấn mạnh: "Nếu để con được trải nghiệm nhiều sẽ tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm, từ đó con có thêm hiểu biết để tránh làm ra những việc đi quá giới hạn. Việc để con trải nghiệm sớm dưới sự kiểm soát của cha mẹ sẽ tốt hơn là quá khắt khe với các con, giúp con có không bị choáng ngợp và khó bị lôi cuốn vào những cám dỗ hơn".

Chị cũng cho biết sẽ để các con phát triển theo tính cách riêng nhưng cần nằm trong khuôn khổ gia đình. Cô có cách nuôi dạy con hướng đến sự tự lập, tự chủ, có tầm nhìn, hiểu được vai trò thật sự của việc học, tránh sự ỷ lại, dựa dẫm vào cha mẹ. 

Cách dạy con tương đồng với các tỷ phú trên thế giới

Cách dạy con của chị Thùy Linh khá đồng điệu với nhiều vị tỷ phú trên thế giới. 

Bill Gates là tỷ phú, Chủ tịch của Tập đoàn Microsoft. Trong một cuộc phỏng vấn, ông từng chia sẻ "Điều quan trọng nhất là trang bị cho con cái là tính cách tốt, sự tò mò và kỹ năng giải quyết vấn đề". 

Cha mẹ không thể che chở cho con suốt cả cuộc đời, do đó các bậc phụ huynh cần hướng dẫn con khám phá và phát triển những sở thích của bản thân. 

Ngoài ra, theo quan điểm của Bill Gates, ông cho rằng trẻ em sau 13 tuổi mới đủ chín chắn và trưởng thành để sử dụng điện thoại thông minh. Trong một cuộc phỏng vấn khác, ông cũng cho biết sẽ không cho phép các con sở hữu hay sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính,... cho đến sau 13 tuổi.

Tỷ phú Bill Gate còn có chia sẻ khác: "Điều quan trọng nhất là trang bị cho con cái là tính cách tốt, sự tò mò và kỹ năng giải quyết vấn đề". Điều này hơi giống phương pháp giáo dục Socrates. Cha mẹ nên đặt ra những câu hỏi cho con và hướng dẫn con khám phá sở thích riêng của mình.

Cha mẹ không thể "che mưa che gió" cho con suốt đời, không nên để lại cho con cái cả núi vàng bạc mà hãy để con trở thành người chèo lái cuộc đời, đối mặt với những giông bão. Như vậy đứa trẻ sẽ trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

Còn John Davison Rockefeller - Ông "vua dầu mỏ" cũng vậy, ông không để lại nhiều tài sản cho con mà sẽ cho con chí hướng phát triển. Ông từng nói với con trai: "Của cải để lại sẽ khiến con trở thành những kẻ kém cỏi, không muốn tiến bộ và chỉ dựa vào thành tích của cha mẹ".

Ông cho rằng trên thế giới có 2 kiểu người không bao giờ có thể giàu có. Kiểu thứ nhất là những người thích sống xa hoa, ham mê vật dụng xa xỉ, tiêu xài hoang phí vào quần áo hàng hiệu, xe hơi đắt tiền, ngôi nhà sang trọng,... Kiểu người này thường thiếu lý trí, thích hưởng thụ, sẽ trở thành nô lê của đồng tiền. Kiểu người thứ 2 là thích tiết kiệm. Họ cảm thấy an toàn khi gửi tiền vào ngân hàng nhưng hành động này chẳng khác gì việc "đóng băng" tiền. 

John Davison Rockefeller luôn hướng dẫn con, để trở nên giàu có thì cần đầu tư nhiều kênh khác nhau. Ngoài ra, ông cũng đề cao việc quý trọng thời gian không kém gì tiền bạc. Ông cho rằng, lãng phí thời gian tương đương với việc huỷ hoại chính mình, đây là bi kịch lớn trong cuộc đời.

Ở Việt Nam, ông Đặng Lê Nguyên Vũ - "vua cà phê" sở hữu khối tài sản kếch xù bao gồm Tập đoàn Trung Nguyên, nhiều khu bất động sản giá trị... cũng có những cách nuôi dạy con đáng để học hỏi, có nhiều nét tương đồng với "chị bán gạo". 

Trong một dịp chia sẻ với báo giới, ông Đặng Lê Nguyên Vũ từng nêu quan điểm, cha mẹ có trách nhiệm sẽ chuẩn bị 3 ĐIỀU cho con.

"Vua" cà phê bày tỏ: "Thứ nhất là chuẩn bị nền tảng, bệ phóng cho con. Điều này không hề dễ dàng, bao gồm tiền bạc là điều kiện, kiến thức mới là nền tảng quan trọng. 90% gia đình Việt Nam không đảm bảo được điều này.

Thứ hai, cha mẹ cần tạo cho con chí hướng lớn. Điều này thuộc về tố chất, khí chất, có khí phách bên trong. Thứ ba, sau này cha mẹ cần là niềm tự hào của con cái. Người cha, người mẹ nào làm được 3 điều này là trọn trách nhiệm. Chứ 'qua' không phải là người có mặt trong dịp sinh nhật, ôm ấp con,...không có".

Theo Ứng Hà Chi

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên