Dạy con tiết kiệm chứ không phải tằn tiện, nếu trẻ có những biểu hiện này tương lai rất khó tiến xa, bố mẹ tuyệt đối đừng xem thường
Khi giáo dục trẻ, bố mẹ luôn dạy con rằng không nên lãng phí. Tuy nhiên không phải sự tiết kiệm nào cũng đáng được phát huy.
- 19-05-2021Quách Thái Công giữa những ồn ào bị chê thiết kế xấu: Cách làm này là đặc thù chuyên môn của mình
- 19-05-20216 câu nói mà chỉ cần không "buột miệng" thốt ra, bạn sẽ không bao giờ bị đánh giá là người thiếu tinh tế
- 19-05-2021Điều cay nghiệt nhất mà bố mẹ từng nói với bạn là gì? Những lời tố cáo của con trẻ khiến tâm hồn cứng rắn nhất cũng bật khóc
Từ xưa đến nay, tiết kiệm luôn là một đức tính đáng quý nhưng đôi lúc tiết kiệm lại dễ bị nhầm lẫn với những hành vi tằn tiện, bủn xỉn. Có thể thấy rất rõ sự khác biệt khi nhìn vào bức ảnh những người đi mua rau dưới đây.
(Ảnh minh họa)
Vì muốn lựa chọn thứ tốt nhất, ngon nhất, họ sẵn sàng bẻ hết lá bên ngoài của búp rau, chỉ để lại phần lá non. Ngoài ra khi chỉ lấy phần đọt non, cân nặng của chúng sẽ nhẹ hơn, như vậy những người này đã mua được mớ rau vừa ngon lại vừa rẻ. Ai cũng hồ hởi vui sướng vì đã tiết kiệm được một vài đồng.
Nếu như bạn không cảm thấy việc đó là đáng xấu hổ mà lại rất tự hào. Hơn nữa, lại dùng cách này để giáo dục cho con mình, việc này sẽ gây ra tác động tiêu cực đối với tương lai của chúng mà bạn không thể ngờ tới.
Trước đây từng có một câu hỏi trên mạng xã hội rằng: “Người gây khó chịu nhất cho bạn là ai?”
Một cư dân mạng đã trả lời: “Đó là đồng nghiệp của tôi, Tiểu Lệ. Cô ấy và tôi là bạn học từ nhỏ. Mặc dù cả hai có duyên phận sâu sắc đến lớn nhưng tôi thật sự không thích cô ấy”.
(Ảnh minh họa)
Tiểu Lệ là cô gái có gia cảnh tốt, tính tình không đến nỗi tệ nhưng cô ấy lại rất kén chọn và thích lợi dụng người xung quanh.
Ngày đó đứa trẻ nào cũng có bút và gôm nhưng cô ấy luôn thích mượn của bạn khác để dùng. Lâu dần cũng không đứa bạn học nào muốn cho Tiểu Lệ mượn nữa.
Sau này gặp lại Tiểu Lệ ở công ty, tôi không ngờ rằng tính của cô ta lại không thay đổi một chút nào. Cô ấy luôn xuýt xoa, tỏ vẻ thèm thuồng khi nhìn thấy đồ ăn, xe cộ, quần áo hay bất cứ thứ gì của đồng nghiệp khác. Không hiểu cô ta kiếm được tiền để làm gì? Và cũng vì vậy cô ta không bao giờ được thăng chức.
Công ty tôi thường hay có những món quà tặng cho khách hàng. Tiểu Lệ là nhân viên kinh doanh nên cô ta thường xén bớt hoặc ăn chặn quà của khách. Cô ấy tưởng mọi người không biết, thực chất ai cũng rõ tính cách của cô ta như lòng bàn tay.
(Ảnh minh họa)
Đến khi có cơ hội thăng chức lên trưởng nhóm, Tiểu Lệ tuy có năng lực cao nhưng đã bị gạch tên ngay lập tức. Giám đốc bộ phận nói rằng nếu cho Tiểu Lệ lên chức, cô ta sẽ ngang nhiên ăn bớt đến mức nào.
Có thể nói rằng, chỉ vì cái lợi nhỏ trước mắt, Tiểu Lệ đã đánh mất đi tiền đồ của mình. Gốc rễ của vấn đề chính là ở thói quen tằn tiện đến bủn xỉn của cô ngay từ khi còn nhỏ.
Chính vì vậy, phụ huynh cần phải lưu ý, nhất là khi con còn nhỏ, là giai đoạn quan trọng để hình thành nhân cách. Một khi phát hiện ra dấu hiệu của sự tằn tiện thì phải tìm cách giúp trẻ cắt bỏ càng sớm càng tốt, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.
Những hành vi tuy rất nhỏ nhặt nhưng sau này trẻ khó có thể tạo ra sự khác biệt lớn, bố mẹ tuyệt đối không nên xem thường.
Tham lam cái lợi nhỏ trước mắt
Giống như Tiểu Lệ, từ nhỏ chỉ thích dùng đồ của người khác mặc dù mình cũng có. Đó là biểu hiện của sự tham lam, thích cái lợi trước mắt. Trên thực tế, việc sử dụng đồ của người khác có thể tiết kiệm cho bản thân một chút nhưng sẽ khiến người khác mất thiện cảm, ảnh hưởng đến danh dự của cá nhân.
Một đứa trẻ chỉ thích hưởng thụ đồ của người xung quanh sẽ dễ dàng hình thành thói quen, đến lớn cũng khó bỏ được.
Không tuân theo các quy tắc
Tại địa điểm tham quan, một bé gái đã chặn mẹ mình lại khi bà đang chuẩn bị mua vé vào cổng. Theo quy định, khi bé cao trên 1,2 mét sẽ phải mua vé nhưng bé gái này nheo mắt nói với mẹ: “Con mặc váy mà, lát nữa khi nhân viên soát vé kiểm tra con sẽ chùng chân xuống, họ không biết đâu”.
Người mẹ thoáng ngạc nhiên rồi cười: “Con gái ngoan ghê, biết tiết kiệm tiền cho mẹ”.
Hành động “trốn vé” có thể giúp mẹ con này tiết kiệm được một chút tiền, thế nhưng sự không trung thực này sẽ dạy cho bé gái điều gì?
(Ảnh minh họa)
Người mẹ có thể nghĩ con mình khôn và cô cũng không thể lường được thói quen không trung thực từ những điều nhỏ nhặt này thực chất chỉ là khôn vặt, là lươn lẹo và sẽ gây tác động xấu thế nào đối với quá trình hình thành nhân cách của đứa trẻ.
Chỉ thích nhận cái lợi cho mình
Trong giao tiếp xã hội luôn cần một sự công bằng. Trẻ con cũng cần phải hiểu được điều này: Bạn cho tôi quả chuối, tôi tặng lại bạn quả táo.
Có những đứa bé chỉ biết nhận chứ không biết cho đi. Đồ của người khác cho thì nhận, nhưng bản thân chưa từng nghĩ sẽ hồi đáp lại lòng tốt của mọi người như thế nào. Những đứa trẻ như thế dần dà sẽ không còn ai muốn làm bạn nữa.
Sau khi trưởng thành, tính keo kiệt, bủn xỉn lại trở thành tai họa đối với trẻ, có thể là một chướng ngại lớn trong cả sự nghiệp và hôn nhân.
(Ảnh minh họa)
Làm thế nào bố mẹ có thể dạy con cái tiết kiệm?
Tiết kiệm thật sự không bao giờ là hành động "làm hại người khác và làm lợi cho chính mình".
Đầu tiên, hãy bắt đầu từ chính bạn.
Bố mẹ là người gần gũi nhất và sẽ trở thành tấm gương để cho con noi theo. Nếu như con có những biểu hiện của sự tằn tiện, phải chăng trong cuộc sống, bố mẹ đã và đang có nhưng hành động giống như vậy và trẻ học theo?
Muốn con mình trở thành người như thế nào thì trước hết bạn phải trở thành người như thế!
(Ảnh minh họa)
Thứ hai, xác lập các giá trị.
Cần cho trẻ hiểu thế nào là tiết kiệm thực sự. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là lợi dụng những thứ nhỏ nhặt khắp nơi để giảm bớt chi phí của bản thân, cũng không phải chỉ nhận về mà không cho đi.
Tiết kiệm có nghĩa là tiêu tiền ở những nơi cần thiết, không lãng phí vào những thứ không cần thiết, không xa hoa, mua đúng thứ cần thiết và đúng giá trị của nó.
Thứ ba, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ.
Trong cuộc sống hàng ngày thật ra có rất nhiều cách để giáo dục con cái tính tiết kiệm. Ví dụ, khi mua quần áo cho con, bố mẹ nên chọn chất lượng thay vì những thương hiệu phù phiếm. Quần áo mặc chật có thể phân loại để quyên góp chúng cho những người đang cần.
Bố mẹ có thể dạy con không lãng phí thức ăn, không mở nước nghịch phá, tắt đèn khi không dùng tới…
Một đứa trẻ có nhân phẩm tốt nhất cần phải biết tiết kiệm mà không tằn tiện, hào phóng nhưng không háo danh. Trên con đường tương lai của con, năng lực là điều cần thiết nhưng nhân phẩm sẽ là thứ giúp cho con tiến xa hơn nữa.
(Nguồn:163)
Pháp luật và Bạn đọc