MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đây đúng là cây 'kim tiền' của Việt Nam: nắm giữ 1/10 sản lượng của thế giới, được Trung Quốc săn lùng bất kỳ giá nào - thu hàng trăm triệu USD mỗi tháng

18-12-2023 - 19:05 PM | Thị trường

Nhu cầu của thế giới với mặt hàng này ngày càng tăng cao trong khi nguồn cung thiếu hụt.

Đây đúng là cây 'kim tiền' của Việt Nam: nắm giữ 1/10 sản lượng của thế giới, được Trung Quốc săn lùng bất kỳ giá nào - thu hàng trăm triệu USD mỗi tháng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 11 đạt 253.315 tấn với trị giá hơn 348 triệu USD, tăng 16,1% về lượng và tăng 18,6% về trị giá so với tháng 10/2023. Tính đến hết tháng 11, nước ta thu về hơn 2,5 tỷ USD từ xuất khẩu cao su với hơn 1,8 triệu tấn, tương đương sản lượng năm 2022 nhưng giảm 14,7% về trị giá.

Giá cao su xuất khẩu đã giảm mạnh trong 11 tháng đầu năm với bình quân 1.343 USD/tấn, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2022.

Đây đúng là cây 'kim tiền' của Việt Nam: nắm giữ 1/10 sản lượng của thế giới, được Trung Quốc săn lùng bất kỳ giá nào - thu hàng trăm triệu USD mỗi tháng - Ảnh 2.

Nhắc đến cao su, Trung Quốc là thị trường quan trọng đối với cây cao su của Việt Nam khi luôn chiếm tỷ trọng lớn. Tính đến hết tháng 11, xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc đạt hơn 1,4 triệu tấn với trị giá hơn 1,9 tỷ USD, tăng 8% về trị giá nhưng giảm 6% so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu đạt bình quân 1.324 USD/tấn, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm tỷ trọng 77% trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam.

Đây đúng là cây 'kim tiền' của Việt Nam: nắm giữ 1/10 sản lượng của thế giới, được Trung Quốc săn lùng bất kỳ giá nào - thu hàng trăm triệu USD mỗi tháng - Ảnh 3.

Với thị trường Trung Quốc, từ trước tới nay quốc gia này vẫn luôn là khách hàng lớn nhất của ngành cao su Việt Nam với tỷ trọng ở mức cao dù diễn biến giá tăng hay giảm. Với lợi thế giá thành rẻ cùng nguồn cung cao su dồi dào, các đối tác Trung Quốc luôn thích mua cao su sơ chế từ Việt Nam.

Năm 2022, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 74,62% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 1,6 triệu tấn, trị giá 2,38 tỷ USD. Bên cạnh đó, cao su của Việt Nam còn được các quốc gia như Ấn Độ, Hàn Quốc, các quốc gia châu Âu tích cực săn đón.

Theo Tổng cục Thống kê, diện tích cây cao su ở Việt Nam hiện có hơn 938 nghìn ha, với sản lượng thu hoạch mủ cao su của Việt Nam đạt 1,26 triệu tấn (năm 2021), chiếm 8,7% sản lượng cao su toàn cầu. Năng suất bình quân của cao su Việt Nam đạt 1.682 kg/ha, đứng thứ nhất châu Á.

Trong tổng diện tích cao su này, cao su đại điền (chủ yếu của các công ty cao su nhà nước) đạt 455.000 ha, tương đương gần 48% tổng diện tích cao su của cả nước. Phần còn lại 477.000 ha, tương đương 52% là cao su của các hộ dân, hay còn gọi là cao su tiểu điền.

Việt Nam là nước đứng thứ ba về cung cao su thiên nhiên, chiếm khoảng 11,7% tổng lượng cao su thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan 33,2% và Indonesia 27,2%.

Theo Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), cán cân cung cầu cao su đang nghiêng về thiếu hụt nguồn cung. Dự báo năm 2023 sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu đạt khoảng 14,916 triệu tấn, tiêu thụ đạt 14,912 triệu tấn.

Dự kiến nguồn cung cao su toàn cầu sẽ gia tăng thiếu hụt trong những năm tiếp theo cho đến năm 2028 và có thể kéo dài đến năm 2031 do khoảng cách cung và cầu ngày càng lớn. Ngành cao su tự nhiên đã thoát ra thời kỳ kéo dài nguồn cung dư thừa.

Trong khi đó, ở trong nước, từ đầu tháng 12/2023 đến nay, giá mủ cao su trong nước có nhiều biến động. Giá mủ cao su nguyên liệu tại một số công ty duy trì quanh mức 270-305 đồng/TSC.

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên