Đây là 12 NGÀNH HỌC đang có nhu cầu cao về nhân lực được Bộ GD-ĐT đưa ra: Nhìn 4 ngành cuối chắc thí sinh tròn mắt vì ngạc nhiên
Nếu bạn có ý định theo đuổi những ngành học này thì xin chúc mừng, cơ hội sau khi ra trường của bạn vô cùng rộng mở.
- 08-05-2022Đăng ký theo học 4 CHUYÊN NGÀNH này, trong vòng 15 năm tới chỉ "có lời, không lỗ": Tương lai sau khi tốt nghiệp sẽ rất đáng ghen tị
- 06-05-20222 NGÀNH HỌC HOT thiếu hụt nhân sự nhiều nhất trong tương lai: Không lo thất nghiệp, lương trung bình 30 triệu đồng/tháng
- 04-05-2022Ngành học nghe tên đã thấy giàu, hàng loạt HOA HẬU đăng ký học, nhưng lưu ý ĐIỀU NÀY nếu không muốn ra trường vỡ mộng
Danh sách những ngành Đại học có nhu cầu cao về nhân lực được Bộ GD-ĐT đưa ra thuộc 2 lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin; Du lịch, Khách sạn, Thể thao và Dịch vụ cá nhân.
Lĩnh vực máy tính gồm có 6 ngành: Khoa học máy tính, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật máy tính, Công nghệ kỹ thuật máy tính. Lĩnh vực công nghệ thông tin gồm 2 ngành: Công nghệ thông tin và An toàn thông tin.
Ở lĩnh vực du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân có 4 ngành được đưa vào danh sách các ngành đào tạo trình độ ĐH có nhu cầu cao về nhân lực. Cụ thể gồm: Du lịch, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống.
Danh sách 12 ngành này chưa kể các ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ ĐH khác thuộc các lĩnh vực này đã được phê duyệt cho phép đào tạo.
Ảnh minh họa.
Danh sách được Bộ GD-ĐT đưa ra cùng với thông tư quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh CĐ ngành giáo dục mầm non năm 2022. Quy định nêu rõ, các ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ ĐH đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Các ngành này được Bộ GD-ĐT công bố trong từng giai đoạn và được điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở căn cứ nhu cầu nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương, định hướng của nhà nước.
Vì sao nhóm ngành ở lĩnh vực du lịch, khách sạn có nhu cầu nhân lực cao?
Nằm trong nhóm ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, gần như bị "tê liệt" vì dịch bệnh Covid- 19 trên phạm vi toàn cầu nhưng Du lịch, khách sạn, dịch vụ vẫn là nhóm ngành thu hút rất đông nguyện vọng (NV) đăng ký trong các mùa tuyển sinh.
Theo số liệu thống kê của Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT, năm 2021, nhóm ngành Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân có tổng trên 199.000 thí sinh đăng ký trong khi chỉ tuyển hơn 24.000 chỉ tiêu. Như vậy, tổng nguyện vọng trên tổng chỉ tiêu thì nguyện vọng có số lượng gấp 8,2 lần chỉ tiêu.
Thêm vào đó, số thí sinh đăng ký NV1 vào nhóm ngành trên là trên 48.000, do đó số thí sinh đăng ký NV1/tổng chỉ tiêu vào nhóm ngành du lịch là hơn 201% và đứng thứ 4 trong 15 nhóm ngành được thí sinh đăng ký NV nhiều nhất.
Theo thống kê, Quản trị kinh doanh Du lịch là một trong những nghề mang lại thu nhập cao. Người học ngành này hứa hẹn có nghề nghiệp ổn định.
Trước đó, chuyên gia Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực Việt Nam cho rằng: "Khi Covid-19 kết thúc, ngành du lịch sẽ đối mặt với hiện thực hết sức tàn khốc là thiếu trầm trọng nguồn nhân lực. Nguyên do là ngành du lịch đang bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19. Khi tình trạng này kéo dài, nhiều nhân sự không kiên trì, đeo bám nổi, chán nản, bỏ nghề, đi làm nghề khác… Dù khi hết dịch, họ cũng đã có thu nhập ổn định từ nghề mới, sẽ khó lựa chọn quay lại nghề cũ".
Ngoài ra, ông Trần Anh Tuấn cũng cho là hiện ngành du lịch vẫn cần một lực lượng nhân lực mới cập nhật xu hướng công nghệ và kết nối du lịch mà hiện chúng ta còn đang thiếu.
Hướng phát triển nghề nghiệp của ngành này rất rộng chứ không chỉ là làm hướng dẫn viên du lịch, dẫn tour… Bạn có thể là quản trị nhân sự, quản lý nhà hàng, quản lý khách sạn, bếp, pha chế… Thậm chí, hiện nay còn ứng dụng công nghệ vào du lịch phát sinh nghề mới như blogger du lịch, review điểm đến… Có thể nói là ngành này rất rộng, cơ hội việc làm rất nhiều, quan trọng là ở khả năng thích ứng.
Phụ nữ Việt Nam