MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đây là 6 nguyên tắc mẹ Đỗ Nhật Nam đã áp dụng để giúp con "siêu" tiếng Anh từ bé

13-06-2017 - 19:13 PM | Sống

Các phụ huynh hoàn toàn có thể học hỏi những bí quyết dạy con học tiếng Anh của mẹ Đỗ Nhật Nam để xây dựng nền tảng ngoại ngữ cho con ngay từ nhỏ.

Đỗ Nhật Nam đã trở thành cái tên quá quen thuộc đối với không chỉ các phụ huynh mà cả các em nhỏ. Trong bảng thành tích cực khủng của cậu bé "thần đồng" này, điều khiến mọi người "choáng" hơn cả khả năng tiếng Anh siêu đẳng của Nhật Nam ngay từ khi còn rất nhỏ. Có thể kể đến một vài "gạch đầu dòng" ấn tượng nhất trong bảng thành tích đó như: 7 tuổi, trở thành dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam có sách xuất bản, đạt điểm tuyệt đối trong các kỳ thi của trường Đại học Cambridge: Starter, Movers, Flyers (15/15); 8 tuổi, đạt 940/990 điểm TOEIC; 11 tuổi, 8.0 IELTS (reading đạt điểm tuyệt đối 9.0)...

Nhờ cách học như chơi, Nhật Nam đã được tắm trong tiếng Anh và say mê học tiếng Anh từ nhỏ.

Nhờ cách "học như chơi", Nhật Nam đã được "tắm" trong tiếng Anh và say mê học tiếng Anh từ nhỏ.

Nhật Nam cũng từng chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh của bản thân qua cuốn sách "Tớ đã học tiếng Anh như thế nào". Xung quanh những thành tích tiếng Anh đáng nể của cậu bé này, đa số phụ huynh đều tò mò không biết ngay từ nhỏ, bố mẹ Nhật Nam đã áp dụng cách dạy con gì đặc biệt hay không? Mới đây, chị Phan Hồ Điệp - mẹ Đỗ Nhật Nam đã chia sẻ một vài "nguyên tắc" từng áp dụng dạy con học tiếng Anh từ nhỏ. Bài viết nhanh chóng nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ:

Thứ nhất: Học ĐỀU ĐẶN vào một thời điểm nhất định trong ngày. Những khoảng thời gian khác, nếu con vui vẻ, tự nguyện và có nhu cầu nói tiếng Anh thì khuyến khích con nói, nếu không cũng không sao, cả hai mẹ con nói chuyện bằng tiếng Việt. Mình tự nhận thấy, việc chơi các trò chơi ngôn ngữ bằng tiếng mẹ đẻ ngay từ khi còn nhỏ hỗ trợ con rất lớn trong việc học ngoại ngữ sau này.

Thứ hai: Tận dụng sự hỗ trợ của công nghệ với một khoảng thời gian học thích hợp. Ví dụ giờ học của Nam bao giờ cũng bắt đầu bằng nghe băng rồi ghi lại những điều mình đã nghe được. Sau đó Nam sẽ tra cứu để mở rộng vốn hiểu biết về những gì mình nghe được và cuối cùng là nói và viết về những vấn đề đó.

Thứ ba: Học thông qua những sở thích của con vào thời điểm đó. Ví như Nam mê ăn uống thì giờ học sẽ diễn ra… trong bếp.

Thứ tư: Nên có những cách "đánh giá" vui nhộn. Ví dụ, Nam thường tự ghi âm lại bài nói, tự chấm điểm, tự nhận xét. Và phần thưởng cho những nỗ lực của Nam là… được nghe mẹ kể chuyện vào mỗi tối. Không phải là những câu chuyện trong sách mà là những câu chuyện do mẹ tự nghĩ ra.

Thứ năm: "Sân khấu hóa" các bài học tiếng Anh. Như dựng lại thành vở kịch, trình bày như một "diễn giả", mô phỏng lại các bài hội thoại…

Với 5 điều đơn giản này, con lúc nào cũng được "tắm mình" trong ngôn ngữ và sẽ thích thú sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp chứ không phải là những bài học khô khan.

Hiện tại, Nhật Nam đang du học tại trường THPT Church Farm School (Bang Pennsylvania, Mỹ).

Hiện tại, Nhật Nam đang du học tại trường THPT Church Farm School (Bang Pennsylvania, Mỹ).

Và đừng quên điều thứ sáu: Chọn cho con những chương trình và kỳ thi chuẩn quốc tế để đảm bảo con tiếp cận với tiếng Anh một cách khoa học nhất. Nhờ đó, những điều con học sẽ được kiểm tra, đánh giá theo một chuẩn mực đồng bộ, được công nhận bởi các trường đại học, các công ty và tập đoàn lớn trên thế giới. Đây là nền tảng vững chắc cho tương lai của con. Và quan trọng hơn, việc học tiếng Anh khoa học theo giáo trình quốc tế cũng sẽ giúp con có giờ học, giờ chơi hợp lý, không phải lúc nào cũng bị "ép" nói tiếng Anh.

Năm lớp 1, vừa học tiếng Anh được mấy tháng nhưng Nam đã mạnh dạn đăng kí thi chứng chỉ tiếng Anh Starters, Movers của Cambridge English – tổ chức giáo dục đào tạo và đánh giá tiếng Anh có uy tín trên toàn thế giới mà hẳn nhiều bạn đã quen với hệ thống bằng cấp IELTS của họ. Mình nhớ là các cuốn giáo trình để luyện thi đẹp vô cùng, hình vẽ sinh động. Nam thích nhất là bài thi nói. Bài thi đưa ra hai hình và yêu cầu so sánh điểm khác biệt giữa hai hình. Bài này không khác gì những trò chơi tiếng Việt mà mình thường chơi cùng Nam. Vì thế, vào phòng thi, thầy giáo rất ấn tượng khi Nam ngoài nêu ra những điểm khác biệt còn nhận xét cả về màu sắc, hình vẽ trong bức tranh nữa.

Sau này, mỗi lần đi qua chỗ Nam đã từng thi kì thi tiếng Anh đầu tiên, bố Nam vẫn bâng khuâng, nhắc về một ngày chủ nhật có một cậu bé đeo cái nơ màu đỏ, chạy ra rối rít khoe với bố: "Bố ơi, thầy nước ngoài tặng con cái kẹo", rồi xòe bàn tay nắm cái kẹo với miệng cười răng sún.

Và như thế, học tiếng Anh để thêm niềm vui, để mở to cặp mắt và tâm hồn thêm phong phú, không phải để thành "vô địch".

Thep T.Q

Trí thức trẻ

Trở lên trên