Đây là cách châu Âu nỗ lực cắt giảm 2/3 nguồn cung khí đốt của Nga trong năm nay
Kế hoạch của châu Âu tập trung vào việc tăng cường năng lượng tái tạo, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và đa dạng hóa các nguồn cung năng lượng.
- 09-03-2022Ván cược lớn của những gã khổng lồ dầu mỏ phương Tây vào Nga: Hàng thập kỷ vun đắp nhưng sụp đổ trong phút chốc
- 09-03-2022Những tỷ phú rớt khỏi câu lạc bộ tài sản trên 100 tỷ USD
- 09-03-202210 sự thật thú vị mà không tưởng về nước Nga khiến nhiều người phải "ố á" ngạc nhiên, số 3 quả là ấn tượng, nghe cứ như đùa
Liên minh châu Âu EU hôm thứ Ba đã thông báo họ sẽ giảm 2/3 lượng mua khí đốt của Nga trước khi năm 2022 kết thúc. Việc cắt giảm này là một cách EU phản ứng với chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine của Nga. Điều đó đánh dấu một sự thay đổi đáng kể vì EU phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng của Nga. EU đã nhập khẩu 45% tổng lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga vào năm 2021.
Có nhiều việc cần làm để thực hiện kế hoạch
Kế hoạch của EU được gọi là REPowerEU.
Theo các tài liệu do Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU, EU đã và đang thực hiện nhiều hành động để có thể hoàn thành được mục tiêu của mình.
Với gần 30% các bồn chứa khí đốt đã được nạp đầy trong kho, EU có đủ lượng khí đốt để sưởi ấm vào mùa đông năm nay, ngay cả trong trường hợp nguồn cung từ Nga bị gián đoạn hoàn toàn. Nhưng EU còn phải nạp đầy lại các bình chứa khí đốt trước "mùa cần sưởi ấm" trong năm tới. Họ sẽ đưa ra đề xuất lập vào tháng 4 để đạt mục tiêu nạp đầy 90% các bồn chứa khí đốt vào ngày 1/10 mỗi năm. Cho đến khi đề xuất chính thức được thông qua, EU "kêu gọi" các nước thành viên bắt đầu chuẩn bị nạp đầy các bồn chứa khí đốt của mình để chuẩn bị cho việc sưởi ấm vào mùa đông sắp tới.
EU đã và đang thảo luận với các nước ngoài Nga để lấy khí đốt thông qua đường ống hoặc bằng khí thiên nhiên hóa lỏng, bao gồm Algeria, Azerbaijan, Ai Cập, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nigeria, Na Uy, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ. Những cuộc thảo luận này đã giúp EU nhập khẩu một lượng khí thiên nhiên hóa lỏng kỷ lục trong tháng 1 và tháng 2. Ủy ban châu Âu (EC) cho biết những mối quan hệ đang phát triển đó sẽ giúp EU có thêm 50 tỷ mét khối mỗi năm.
EU đặt mục tiêu sản xuất 35 tỷ mét khối biomethane vào năm 2030, tăng gấp đôi so với mục tiêu đã nêu trước đây. Để làm được điều này, EU sẽ sử dụng các nguồn sinh khối như chất thải nông nghiệp. EU sẽ thay thế 25-50 tỷ mét khối khí đốt Nga nhập khẩu mỗi năm vào năm 2030 bằng hydro tái tạo. Đây là hydro được sản xuất bằng máy điện phân chạy bằng các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như gió hoặc năng lượng mặt trời.
EU cũng sẽ tích cực đầu tư vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các hộ gia đình, tòa nhà và các ngành công nghiệp, ước tính có thể tiết kiệm 25 tỷ mét khối mỗi năm.
Liên minh này cần đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo, gió và năng lượng mặt trời, và máy bơm nhiệt. Đối với năng lượng mặt trời, EU sẽ đẩy nhanh việc triển khai các hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà lên đến 15 terawatt giờ trong năm nay, điều này sẽ giúp tiết kiệm 2,5 tỷ mét khối khí đốt. Ủy ban Châu Âu hứa sẽ trao đổi đầy đủ hơn về chiến lược năng lượng mặt trời của EU vào tháng 6. EU cũng đề xuất tung ra 10 triệu máy bơm nhiệt trong 5 năm tới.
EU cũng muốn đẩy nhanh các quy trình cấp phép liên quan đến xây dựng năng lượng tái tạo và cải thiện cơ sở hạ tầng lưới điện liên quan. Ủy ban Châu Âu hứa sẽ có một cuộc trao đổi đầy đủ hơn vào tháng 5 về cách đẩy nhanh quá trình cấp phép cho năng lượng tái tạo.
Về việc cung cấp các cơ chế tài chính để cho phép xây dựng các thỏa thuận mua bán điện ở Châu Âu, EC cho biết, quá trình đó đã được tiến hành và vì vậy sẽ có nhiều thông tin liên lạc hơn vào mùa hè.
Giảm bớt gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp
Khi EU giảm nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga, giá gần như chắc chắn sẽ tăng. Để giảm bớt gánh nặng cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ, EU đã cho phép các quốc gia thành viên thực hiện một số hành động, trong điều kiện "hoàn cảnh đặc biệt như hiện tại".
Những hành động này bao gồm: Quy định giá cả cho những người tiêu dùng dễ phải chịu ảnh hưởng tiêu cực và các doanh nghiệp nhỏ, mà EU gọi là "doanh nghiệp siêu nhỏ", và cung cấp cho các công ty sự hỗ trợ ngắn hạn; Đánh thuế tạm thời đối với lợi nhuận bất ngờ của các công ty năng lượng thu được từ giá năng lượng đặc biệt cao.
Các khoản thuế đánh vào lợi nhuận sau đó có thể được quay vòng và trả cho khách hàng để giúp họ thanh toán các hóa đơn năng lượng cao; Sử dụng doanh thu kinh doanh khí thải tăng để giảm giá hóa đơn năng lượng cao cho những người tiêu dùng dễ phải chịu các tác động tiêu cực. "Các biện pháp như vậy cần phải đáp ứng các tiêu chí nhất định để đảm bảo rằng chúng tương xứng, có giới hạn về thời gian và tránh được những biến động thị trường không đáng có", EU cho biết.
Thế giới đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt đối với nền kinh tế Nga để đáp trả chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này tại Ukraine. Hôm thứ Ba, cả Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đều cho biết họ sẽ cấm nhập khẩu dầu của Nga.