Đây là lí do Nhật Bản là đất nước xanh, sạch, đẹp nhất thế giới
Mặc dù vẫn có những vấn đề về môi trường ở đâu đó, Nhật Bản vẫn được coi là một trong những quốc gia sạch sẽ nhất thế giới. Về tổng thế, đây là một đất nước đáng để sống với những con phố nhiều cây xanh và luôn sạch sẽ tinh tươm.
- 18-01-2018Sách càng nát, học càng giỏi: Cứ xem cuốn sách của học sinh đạt điểm tối đa môn lịch sử trong kỳ thi Đại học ở Nhật sẽ rõ!
- 18-01-2018Nghịch lý ở Nhật Bản: Phụ nữ không mặn mà với hôn nhân, nam giới tha thiết có bạn gái
- 07-01-2018Kakeibo, thủ thuật đơn giản giúp cắt giảm 35% chi tiêu lãng phí của người Nhật, đến trẻ em tiểu học cũng làm được
Sự sạch sẽ của nước Nhật xuất phát từ yếu tố văn hóa. Ở nước này, người ta mang rác về nhà sau khi tham dự các sự kiện văn hóa, thể thao. Các hình vẽ graffiti trên tường cũng rất hiếm hoi. Có những người phụ trách việc làm sạch những vết bẩn và bã kẹo cao su trên sàn nhà những nơi công cộng, bến tàu xe. Nhưng hơn cả, đây là những lí do khiến đất nước Nhật xanh, sạch, đẹp đáng ngưỡng mộ:
1. Mỗi người tự chịu trách nhiệm với rác mà họ xả ra
Trẻ em Nhật Bạn được dạy chịu trách nhiệm với rác thải do bản thân xả ra từ khi học tiểu học. Sau giờ tan học, các bạn nhỏ đều dành 30 phút để vệ sinh và dọn dẹp lớp học của mình và 2 phần khác trong khuôn viên trường học. Mỗi lớp được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm sẽ chịu trách nhiệm việc lau chùi bàn ghế, cửa sổ, quét sàn nhà, hành lang, các phòng tập thể dục và bộ môn... hàng ngày hoặc hàng tuần.
Một nét văn hóa điển hình ở các trường học Nhât Bản về quan hệ giữa đàn anh và đàn em là cách học sinh lớp 6 tới thăm học sinh lớp 1 để dạy và giúp các em dọn dẹp lớp học. Các học sinh lớp trên làm mẫu và hướng dẫn cho các em nhỏ hơn. Sự tương tác này có tác dụng rất tích cực vì rất nhiều em nhỏ là con một.
Sự nghiêm túc trọng vệ sinh trường lớp giúp các em nhỏ ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với đống lộn xộn do chính mình tạo ra và vệ sinh môi trường xung quanh.
2. Rác cũng phải gọn gàng ngăn nắp
"Tổ chức là chìa khóa của thành công". Điều này cũng đúng với việc vệ sinh môi trường. Với người Nhật, vứt rác không có nghĩa là ném đống lộn xộn ra khỏi nhà. Họ có một hệ thống tiêu hủy rác hiện đại và tiện lợi, giúp người ta phân loại rác thành từng nhóm để xử lý.
Các nhóm rác được phân loại gồm: loại đốt được (túi đỏ), không đốt được (túi xanh), giấy, nhựa, đồ hộp, các tông, xốp, chai nhựa, pin, kính vỡ (túi trắng)... Tùy thuộc vào từng loại, rác sẽ được thu gom hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng... Nghe có vẻ bất tiện khi ngày nào bạn cũng phải suy nghĩ xem nên vứt rác ở đâu, nhưng thực ra đây là một cách hữu hiệu để xử lý rác đúng quy trình và bảo vệ môi trường sống của bạn.
3. Giữ sạch ngôi nhà thân yêu của bạn
Bên cạnh việc giữ sạch trường học, người Nhật Bản chắc chắn giữ sạch nơi họ ở và môi trường xung quanh. Ở đất nước khác, vệ sinh đường phố là công việc của nhân viên vệ sinh môi trường. Nhưng ở Nhật Bản, đó là trách nhiệm của mỗi người. Rất nhiều người Nhật coi việc vệ sinh và sắp xếp nhà cửa là một sở thích.
4. Dọn dẹp khu vực xung quanh nhà ở
Việc "trực nhật" không chỉ dành cho học sinh, người lớn cũng được phân công dọn dẹp định kỳ tại nơi sinh sống. Đó là một nghĩa vụ bắt buộc tại đất nước này.
Nhiều trường hợp, người dân phải dậy từ 7 giờ sáng để dọn sạch khu vực sống trước giờ đi làm. Theo lịch định sẵn, sáng sớm, người dân Nhật Bản sẽ đeo găng tay, mang theo dụng cụ lao động để dọn dẹp khu phố, chăm sóc cây xanh xung quanh... Đây là những hành động nhỏ nhưng lại có tác động rất lớn đến môi trường sống. Khi tất cả mọi người đều có ý thức thì việc duy trì văn hóa sạch sẽ ở một đất nước sẽ trở nên dễ dàng.
5. Sạch sẽ trên phương tiện công cộng
Nước Nhật có hệ thống phương tiện công cộng hoàn hảo, không chỉ an toàn, thoải mái, giá cả hợp lý, đáng tin cậy mà còn rất sạch sẽ. Các ghế trên tàu được lót đệm để đảm bảo sự thoải mái và còn giúp người dùng cảm thấy có trách nhiệm phải giữ gìn chúng sạch sẽ.
Bên cạnh đó, việc kiểm soát khí thải của quốc gia này cũng chặt chẽ nhất thế giới. Nhật Bản là nước đi đầu trong công nghệ kiểm soát ô nhiễm với những quy định khắt khe về tiết kiệm nhiên liệu. Các phương tiên giao thông công cộng ở Nhật Bản phải đảm bảo thân thiện với người dùng, vì thế không nhất thiết phải sở hữu một chiếc xe riêng ở đây. Vì ít phương tiện giao thông riêng nên môi trường cũng ít bị ô nhiễm hơn. Người dân cũng ít phải chi tiền để mua xăng, bảo dưỡng xe, phí đỗ xe hay các khoản chi phí nặng nề khác phát sinh từ việc sở hữu một chiếc xe.
Nếu một người vứt rác ra nơi sinh hoạt, thì việc dọn sạch nó được xem là trách nhiệm chung của cả động đồng. Đó là lý do giải thích tại sao người Nhật suy đi tính lại trước khi xả rác ra để rồi ai đó phải dọn nó. Ở Nhật, các đường phố, thành phố, nhà cửa thường gọn gàng và thoải mái. Sự sạch sẽ của Nhật Bản về bản chất là không nơi nào có thể sánh được. Các cộng đồng dân cư khác nhau cũng sẵn sàng vui vẻ bỏ công bỏ sức để duy trì sự vệ sinh này.