MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đây là loại tài sản mà Goldman Sachs khuyên nhà đầu tư nên sở hữu khi tình hình thế giới căng thẳng như hiện nay

17-04-2018 - 09:26 AM | Tài chính quốc tế

Theo Goldman Sachs, hiếm khi xuất hiện trường hợp nhà đầu tư nên đầu tư vào hàng hóa nhiều như hiện nay.

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị leo thang trên toàn thế giới và kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh như hiện nay, giá các loại nguyên liệu thô đang hồi phục mạnh mẽ. Với thực trạng này, các chuyên gia phân tích tại ngân hàng Goldman Sachs, bao gồm cả Jeffrey Currie, càng chắc chắn hơn về lời khuyên nhà đầu tư nên chọn hàng hóa. Theo báo cáo được Goldman Sachs gửi khách hàng ngày 12/4, hàng hoá sẽ đem lại mức lợi suất 10% trong 12 tháng sắp tới.

Chỉ số Bloomberg Commodity Index đã tăng hơn 2,5% trong tuần trước, mạnh nhất trong vòng hai tháng qua. Một thước đo khác cho nguyên liệu thô, chỉ số S&P GSCI, cũng đã tăng hơn 5% trong cùng kỳ, lần đầu tiên trở lại mức đỉnh năm 2014.

Nguyên nhân đằng sau đợt tăng điểm này là dầu thô và nhôm. Dầu thô đã có cú nhảy vọt xuất sắc nhất kể từ tháng 7 trong tuần vừa rồi, và nhôm cũng có một đợt hồi phục mạnh mẽ kể từ năm 1987. Tuy nhiên, các nhà đầu tư dầu mỏ đang lo lắng bởi các nước Trung Đông có thể sẽ hạn chế nguồn cung dầu sau nhiều sự kiện như Mỹ đe doạ đánh bom Syria, Ả Rập Saudi bắn hạ tên lửa của quân nổi loạn Yemen và lo ngại tăng cao do Mỹ có thể sẽ tái áp dụng lệnh trừng phạt với Iran và kiềm chế xuất khẩu của đất nước này.

Trên thị trường nhôm, lệnh trừng phạt của Mỹ đối với công ty Nga United Co. Rusal, nhà sản xuất kim loại lớn nhất ngoài Trung Quốc, đã khiến người mua tranh giành tìm kiếm nguồn cung.

Trong báo cáo, các chuyên gia phân tích của Goldman Sachs cho biết với tương quan tài sản chéo thấp, nguy cơ lạm phát tăng, chênh lệch dương và tiềm năng gián đoạn nguồn cung dầu tại Trung Đông, động thái sở hữu hàng hoá chiến lược chưa từng mạnh như hiện nay.

Đây là loại tài sản mà Goldman Sachs khuyên nhà đầu tư nên sở hữu khi tình hình thế giới căng thẳng như hiện nay - Ảnh 1.

Theo Goldman, tình hình căng thẳng ở Yemen và viễn cảnh Mỹ trả thù Tổng thống Syria Bashar al-Assad – người được cả Nga và Iran hỗ trợ - do nghi ngờ thử nghiệm vũ khí hoá học đã đẩy nguy cơ gián đoạn nguồn cung lên cao.

Các chuyên gia viết: "Bản chất đơn phương của tình trạng căng thẳng leo thang tới nay cho thấy ảnh hưởng tới sản xuất có thể sẽ không lớn nếu tranh chấp quân sự không xảy ra giữa Ả Rập Saudi và Iran. Với lượng hàng tồn ở mức thấp và đang giảm dần, thị trường rất dễ biến động ngay cả khi xảy ra những gián đoạn nhỏ."

Ngoài ra, Mỹ có thể sẽ rút khỏi thoả thuận giữa Iran và các cường quốc toàn cầu nhằm giảm nhẹ trừng phạt cho các quốc gia OPEC, và đổi lại Iran sẽ kiềm chế chương trình hạt nhân của mình. Lo ngại về khả năng xảy ra của động thái này đang tăng dần. Theo Goldman, cuộc gặp mặt giữa Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton và Ngoại trưởng Mike Pompeo đã đẩy tỉ lệ trừng phạt do chính quyền Tổng thống Donald Trump tái đề xuất tăng lên đáng kể.

Goldman cho biết nếu kịch bản trên xảy ra, với mối quan hệ với Mỹ, các nhà lọc dầu châu Âu có thể sẽ phải cắt giảm sản lượng nhập khẩu từ Iran thông qua tác động vào giao dịch tài sản hoặc hàng hoá. Theo các chuyên gia, sản lượng xuất khẩu dầu sang EU chiếm 25% trong tổng sản lượng xuất khẩu 2,6 triệu thùng/ngày của Iran, nhưng mấu chốt cho thị trường dầu toàn cầu là liệu những dòng chảy này sẽ bị hạn chế hay chỉ đơn thuần là chuyển hướng sang châu Á.

Trên thị trường nhôm, toàn chuỗi cung ứng đang vội vã đánh giá nguy cơ kiểm soát kim loại của Rusal. Theo Goldman, động thái này sẽ gây ra tình trạng gián đoạn thị trường đáng kể trong tương lai gần, tăng rủi ro đe doạ mức dự đoán cuối năm đạt 1.950 USD/tấn.

Các chuyên gia cho biết: "HIện nay chúng tôi dự đoán giá nhôm vẫn sẽ cao và biến động vào đầu tháng 6 khi các thị trường buộc phải đi đến thoả thuận về cấu trúc trừng phạt."

Quỳnh Mai

Bloomberg

Trở lên trên