Đây là lý do gói kích thích Covid-19 sắp được thông qua lại vô cùng quan trọng nhất với nền kinh tế Mỹ
Một nhà kinh tế tại Moody’s Analytics nhấn mạnh những điều đang xảy ra cho thấy nước Mỹ cần một gói kích thích kinh tế như thế nào ở thời điểm hiện tại.
- 19-12-2020Cuộc thảo luận về gói kích thích gặp trở ngại, Phố Wall rời đỉnh, Dow Jones có lúc rớt gần 300 điểm
- 18-12-2020Kỳ vọng gói kích thích sẽ được thông qua trước khi kết thúc năm 2020, Phố Wall đồng loạt chạm đỉnh lịch sử
- 16-12-2020Quốc hội Mỹ thông qua đề xuất mới về gói kích thích, S&P 500 kết thúc chuỗi giảm điểm 4 phiên liên tiếp, Nasdaq chạm đỉnh mới
- 12-12-2020Lo ngại về triển vọng thiếu chắc chắn của gói kích thích mới, Phố Wall ghi nhận tuần giảm điểm đầu tiên sau 3 tuần khởi sắc
- 10-12-2020Hôm nay, ECB sẽ công bố gói kích thích mới
Ngày 20/12, Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnel thông báo rằng Quốc hội Mỹ đã đồng ý về gói cứu trợ kinh tế trị giá 900 tỷ USD sau nhiều lần đàm phán bất thành. Theo kế hoạch, các nhà lập pháp Mỹ sẽ bỏ phiếu thông qua vào ngày 21/12.
Một nhà kinh tế tại Moody’s Analytics nói rằng gói kích thích này là tối quan trọng với nền kinh tế Mỹ bởi nếu không có nó, nước Mỹ sẽ tiếp tục suy thoái trong quý 1/2021. Cụ thể, Steve Cochrane, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Moody’s Analytics, nói rằng: "Đây thực sự là một yếu tố quan trọng, thậm chí là quan trọng nhất ở thời điển hiện tại về triển vọng của nền kinh tế Mỹ".
Ông Cochrane giải thích rằng nền kinh tế Mỹ đang trên quỹ đạo đi xuống trong tháng cuối năm 2020 với hàng loạt số liệu về bán lẻ ảm đạm trong khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ngày càng tăng. Nếu thiếu gói cứu trợ Covid-19, nền kinh tế Mỹ có thể sẽ suy thoái trong quý 1/2021 thay vì tăng trưởng nhẹ như dự báo của các chuyên gia.
Ở thời điểm hiện tại, nước Mỹ cần vượt qua quý 1 thuận lợi để tạo đà cho vắc xin phát huy tác dụng với nền kinh tế trong những tháng tiếp theo. Các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus corona đã làm tổn thương các nền kinh tế toàn cầu và chúng chỉ có thể được gỡ bỏ khi vắc xin trở nên phổ dụng. Vào tháng 10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm 4,4% trong năm nay, trong đó nền kinh tế Mỹ dự kiến giảm 4,3%.
Theo Cochrane, ảnh hưởng kinh tế từ đại dịch đồng nghĩa các chính phủ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng chi tiêu để hỗ trợ nền kinh tế của họ. Trong những năm tới, các chính phủ sẽ phải kiềm chế chi tiêu và giảm nợ.
"Đây sẽ là thứ đè nặng lên nền kinh tế trong một vài năm tới. Hy vọng rằng nền kinh tế sẽ phát triển đủ nhanh để sức nặng từ việc thiếu hụt chi tiêu của các chính phủ không đủ sức kéo các nền kinh tế đi xuống", ông Cochrane nhận định.
Hiện tại, gói cứu trợ 900 tỷ USD vừa được Quốc hội Mỹ đồng thuận sẽ cấp thêm 600 tỷ USD cho người dân Mỹ và một phần cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trường học và các hoạt động khác. Đây là kết quả của quá trình đàm phán kéo dài giữa các thành viên của lưỡng đảng Mỹ. Thỏa thuận này đạt được chỉ hơn 1 tuần trước khi các gói cứu trợ trước đó hết hiệu lực, đe dọa đẩy nhiều người Mỹ vào tình cảnh khốn cùng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sẽ cần nhiều tuần để các thỏa thuận này có thể đi vào thực tế và tiền tới tay người dân. Trong khi đó, con số 900 tỷ USD cũng được cho là sẽ không đủ để giúp đỡ tất cả những người dân Mỹ gặp khó khăn vì những tác động của đại dịch.
Hiện tại, dù vắc xin đã được phân phối nhưng dịch bệnh ở Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng với những con số kỷ lục, đe dọa kéo ngược quá trình phục hồi của nền kinh tế số 1 thế giới. Việc tái mở cửa các hoạt động kinh tế cũng đã trở nên bất khả thi. Thậm chí, nhiều bang của nước Mỹ phải cân nhắc tới việc hạn chế các hoạt động để ngăn ngừa virus lây lan.