Đây là lý do vì sao con người cứ dính chặt lấy cái màn hình điện thoại
Mỗi khi điện thoại có thông báo mới, chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu khi không thể lấy máy ra xem những gì mới.
- 11-11-2016Chỉ cần thả điện thoại vào túi xách, pin sẽ được sạc đầy: Ý tưởng khởi nghiệp tuyệt vời của 9X bỏ việc để theo đuổi đam mê
- 19-09-2016Rảnh rỗi đừng cầm điện thoại lướt Facebook nữa, hãy làm 10 điều này để thông minh và khoẻ mạnh hơn
- 11-09-2016Đây là lý do vì sao nam giới tuyệt đối không nên để điện thoại nơi túi quần
Dù bạn đang đợi xe bus, đợi bạn bè hay chờ cho nước đun sôi, nhiều khả năng bạn sẽ giết thời gian bằng cách lơ đãng lướt tay trên màn hình cảm ứng chiếc smartphone của mình.
Và ngay khi có một thông báo nào đó từ điện thoại, bạn có ngay lập tức kiểm tra xem mình nhận được thông tin về việc gì không? Liệu bạn có thấy khó chịu khi đang họp, thấy điện thoại rung trong túi áo, nhưng không thể nào lôi ra xem được không?
Đó là một sự thôi thúc mạnh mẽ khiến nhiều người khó có thể cưỡng lại.
Nhưng theo Sharon Begley, tác giả của cuốn sách Can't Just Stop: An Investigation of Compulsions, thì có một yếu tố tâm lý ẩn giấu phía sau hiện tượng này.
Nghiên cứu từ những năm 1950 đã cho thấy vì dopamine trong não khiến ta cảm thấy thoải mái , nên những gì kích thích sản sinh ra dopamine đều khiến ta như bị nghiện. Nhưng giờ đây chúng ta đã biết nhiều hơn thế.
“Trong vài năm trở lại đây, dựa vào cơ chế hoạt động của dopamine người ta đã có thể dự đoán mức độ bạn ưa thích một thứ gì đó và mức độ thích thú mà nó sẽ mang lại cho bạn. Khi thực tế không đúng với dự đoán đã định sẵn, chúng ta cảm thấy có một sự sụt giảm dopamine trong não. Điều đó khiến ta thấy không vui, vì thế chúng ta cứ tiếp tục làm một điều gì đó để khiến thực tế đạt đến mức độ như kỳ vọng”, Begley giải thích.
Vì lý do đó, những gì chúng ta “nghiện” thực ra không phải là sự thiếu hụt cái đó, mà nhiều khi là sự kỳ vọng về nó. VD: Bạn rất mong nhận được các comment trên Instagram, và vì thế cứ liên tục nhìn vào điện thoại. Nhưng hầu hết những lần đọc các comment nhận được đều không mang lại cho bạn cảm giác hài lòng như mình mong muốn.
Theo Begley, điều này có nghĩa là “chúng ta cảm thấy bị thôi thúc và cưỡng bách phải tiếp tục làm một điều gì đó, như thể một lúc nào đó mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp. Nếu điều đó không diễn ra, nghĩa là bạn sẽ mãi ở trong vòng lặp dopamine này”.
Chơi game là một trong những ví dụ điển hình của cơ chế gây nghiện. Begley tin rằng nếu ta muốn bớt phụ thuộc vào chiếc điện thoại, thì cần phải nhận diện được nguồn gốc gây ra sự sốt ruột của mình. Hãy tự hỏi: “Sự thể sẽ tồi tệ đến thế nào nếu tôi không đọc thông báo này ngay lập tức?”, hay “Mọi chuyện sẽ tồi tệ đến mức nào nếu mình đọc mọi thông báo hoặc email trong 1 tiếng, hoặc 2 tiếng nữa, hoặc vào cuối ngày?”
Bạn phải rèn luyện cho mình bằng cách dần dần dành ít thời gian cho điện thoại đi, trước hết là trong một giờ, tiếp đó là bữa tối, sau đó cố gắng không động đến điện thoại ngay khi ngủ dậy vào buổi sáng.
Trí thức trẻ