Đây là người tuổi Sửu giàu nhất thế giới: Ông trùm hàng hiệu Bernard Arnault
Không chỉ là người tuổi trâu sở hữu khối tài sản lớn nhất, ông trùm hàng hiệu Bernard Arnault còn chỉ thua Jeff Bezos và Elon Musk trong bảng danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes.
- 12-02-2021Vị doanh nhân từng cưỡi trâu ở Việt Nam hiện là nhà sáng lập kiêm CEO cuối cùng của Big Tech Mỹ
- 12-02-2021Những nhân vật nổi tiếng thế giới “cầm tinh con trâu”
- 11-02-2021"Đám trẻ trâu Internet" nhận về bài học cay đắng sau chuyến phiêu lưu điên rồ với GameStop: Đừng tham lam!
- 11-02-2021Con trâu: Vật tổ trong thế giới cổ đại
- 02-02-2021Toàn cảnh cơn địa chấn đang diễn ra ở phố Wall: ‘Đám trẻ trâu Internet’ hạ gục các cá mập kỳ cựu, lái 1 cổ phiếu tăng 400% trong 1 tuần chỉ bằng ảnh chế và các biểu đồ vui nhộn
Bernard Arnault là ai?
Bernard Jean Étienne Arnault là một ông trùm kinh doanh, một nhà đầu tư và nhà sưu tầm nghệ thuật người Pháp. Ông là chủ tịch và giám đốc điều hành của LVMH, công ty hàng xa xỉ lớn nhất thế giới. Theo Forbes, tính tới ngày 11/2/2021, tài sản của người đàn ông này là 155,6 tỷ USD và là người giàu thứ 3 thế giới sau Jeff Bezos của Amazon và Elon Musk của Tesla.
Arnault sinh ngày 5/3/1949 trong một gia đình có cha hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp tại Roubaix, Pháp. Ông theo học tại trường Roubaix lycée và trường Faidherbe lycée trước khi tiếp tục học tại Ecole Polytechnique.
Người đàn ông bắt đầu sự nghiệp của mình với vai trò một kỹ sư của công ty xây dựng Ferret-Savinel vào năm 1971 và liên tục được thăng chức lên các vị trí điều hành khác nhau trước khi trở thành chủ tịch năm 1978. Đây là công ty do cha của Arnault xây dựng nhưng người đàn ông này đã có những quyết định chiến lược giúp thay đổi hoàn toàn cách đi của doanh nghiệp.
Ban đầu, công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng. Tuy nhiên, năm 1976, Arnault thuyết phục cha mình thanh lý toàn bộ bộ phận xây dựng của công ty với giá 40 triệu franc Pháp và chuyển sang trọng tâm là lĩnh vực bất động sản. Với tên mới Férinel, công ty ghi được nhiều dấu ấn trong lĩnh vực bất động sản đồng thời cũng mang lại cho ông danh tiếng.
Năm 1984, với sự giúp đỡ của Antoine Bernheim, một đối tác cao cấp của Lazard Frères, Arnault đã mua lại Financière Agache, một công ty hàng xa xỉ, đặt nền móng đầu tiên cho hành trình trở thành ông vua hàng hiệu toàn cầu. Sau đó, ông tiếp tục nắm quyền kiểm soát Boussac Saint-Frères, một công ty dệt may trong tình trạng hỗn loạn nhưng sở hữu thương hiệu Christian Dior uy tín và cửa hàng bách hóa Le Bon Marché.
Không chỉ giúp các thương hiệu này vượt qua khủng hoảng, Arnault còn nhanh chóng xây dựng chúng trở thành công ty sản xuất những hàng xa xỉ hàng đầu thế giới. Năm 1989, người đàn ông này tiến thêm một bước nữa khi trở thành cổ đông chính của LVMH Moët Hennessy - Louis Vuitton, tạo ra tập đoàn sản phẩm xa xỉ hàng đầu thế giới. Ông là Chủ tịch kiêm CEO của công ty từ thời điểm đó đến bây giờ.
Bước đi ngoạn mục giữa dịch Covid-19 của vị tỷ phú tuổi Sửu
Theo cách tính của người phương Đông, những người sinh năm 1949 (âm lịch) đều sẽ mang tuổi trâu. Chính vì thế, có thể khẳng định Arnault là người tuổi Sửu giàu nhất thế giới. Trong bảng danh sách 10 người giàu nhất thế giới hiện nay còn có Larry Page, nhà đồng sáng lập Google, cũng là một người mang tuổi ngựa. Tuy nhiên, Page giàu thứ 9 trong khi Arnault giàu thứ 3.
Trong đại dịch Covid-19, mọi con mắt đều đổ dồn về phía Bernard Arnault, người đàn ông giàu nhất châu Âu. Ngay trước khi đại dịch nổ ra, Arnault thậm chí còn vượt cả Jeff Bezos để trở thành người giùa nhất thế giới với tài sản ròng ước tính lên tới hơn 100 tỷ USD.
Tuy nhiên, đầu tháng 5, tài sản của Arnault giảm mạnh 30 tỷ USD sau khi cổ phiếu công ty bị bán tháo của đại dịch. Tình trạng bế quan tỏa cảng kéo theo kinh tế suy thoái khiến triển vọng mà các nhà đầu tư dành cho công ty hàng xa xỉ như Louis Vuitton sụt giảm đáng kể. Ngành hàng mà Arnault đang hoạt động cũng là một trong những nạn nhân lớn nhất của đại dịch.
Dẫu vậy, Arnault đã cho thế giới thấy rằng đại dịch toàn cầu hay bất cứ cuộc suy thoái kinh tế nào cũng không thể cản bước ông mở rộng đế chế, tạo ảnh hưởng tới doanh nghiệp hay cản trở sợ sáng tạo. Trong tay người đàn ông 72 tuổi là đế chế gồm 70 thương hiệu được chia thành 6 lĩnh vực, từ cung cấp rượu vang tới nước hoa và những món đồ gia được khao khát nhất thế giới.
Luôn chấp nhận rủi ro khi đối thủ thận trọng, Arnault tung ra các khoản đầu tư lớn và táo bạo. "Tôi chẳng bao giờ quan tâm tới những con số của 6 tháng tới. Điều tôi mong muốn là thương hiệu của mình 10 năm nữa cũng sẽ vẫn giống như nó của ngày hôm nay", Arnault chia sẻ.
Giữa đại dịch, LVMH đã cải tiến các nhà máy của mình ở Pháp để sản xuất 60 tấn khẩu trang y tế và dụng cụ rửa tay mỗi tuần kể từ giữa tháng 3/2020 nhằm đáp ứng nhu cầu của chính nước Pháp với những thiết bị bảo hộ trong đại dịch Covid-19. Các nhà quan sát tin rằng, chính cách mà Arnault bước vào lĩnh vực hàng xa xỉ 30 năm trước đã giúp đông tiếp tục vượt khó thời điểm hiện tại.
ADN sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm của ông trùm hàng xa xỉ
"Cha tôi thực sự đặc biệt vì ông luôn cho tôi sự nhạy bén trong kinh doanh. Khi tôi bước chân vào kinh doanh cùng ông, chỉ 3 năm sau, ông bảo rằng tôi đã có thể chèo lái một doanh nghiệp và hãy làm điều đó. Ông đưa tôi chìa khóa. Khi đó, tôi chỉ có 25 tuổi và đang điều hành 1 doanh nghiệp 1.000 người – tâm huyết cả đời của cha tôi. Điều đó thật mạo hiểm", Arnault kể lại.
Ngoài 20 tuổi, Arnault chuyển đổi công ty gia đình từ xây dựng sang bất động sản trước khi đầu tư vào Mỹ, một quyết định gây tò mò cho giới doanh nhân Pháp vào những năm 1970. Ông tập trung vào những bất động sản nghỉ dưỡng bị định giá thấp và thành công vang dội. Sau đó, ông bắt đầu hành trình đi tìm những viên ngọc như Christian Dior.
Cả đời mình, mẹ ông đã mê mẩn Dior. Vào những năm 1984, công ty mẹ của Christian Dior đứng trên bờ vực phá sản và chính phủ Pháp nỗ lực cứu vớt nó. Thời điểm này, Arnault tin chắc nó sẽ được định giá thấp. Nhận thấy tiềm năng, Arnault quyết định đầu tư.
"Nó nhỏ so với những gì tôi nghĩ nó sẽ trở thành. Vì vậy, tôi mua nó. Đó là một bước đi mạo hiểm vào thời điểm đó vì nó lớn hơn nhiều so với công ty của cha tôi. Những bắt đầu từ ngày hoomd ods, chúng tôi đã xây dựng LVMH của ngày hôm nay", Arnault kể lại câu chuyện cho thấy sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro của mình.
Luôn khao khát mở rộng, Arnault tiếp tục xây dựng đế chế của mình ngày một rộng lớn. Tuy nhiên, có một tiêu chí luôn được coi là kim chỉ nam cho hoạt động của cả đế chế. Arnault tin rằng cần đạt được "chất lượng tốt nhất và các sản phẩm ưu tú nhất trong từng dòng sản phẩm mà chúng tôi đang bán trên toàn thế giới".
Một trong những bước ngoặt khác là sự kết hợp giữa Louis Vuitton và Moët Hennessy để tạo thành LVMH vào năm 1987. Trong hai năm tiếp theo, Arnault đầu tư đều đặn vào công ty, cuối cùng trở thành cổ đông lớn nhất. Chính việc phế truất tàn nhẫn cựu chủ tịch của LVMH, Henry Racamier, đã khiến anh ta trở thành người có biệt danh "wolf in cashmere".
Bên cạnh đó, Arnault duy trì văn hóa gia đinh trong công ty với quan niệm tất cả những ai đã vào làm đều là người trong gia đình. Ngoài ra, ông cũng chịu chi để nuôi dưỡng sự sáng tạo trong các doanh nghiệp của mình.