Đây là người Việt Nam đầu tiên đạt 9.0 IELTS, biết được danh tính hẳn nhiều người không ngờ đến!
Được biết, đây là thí sinh Việt Nam đầu tiên đạt điểm tổng tuyệt đối 9/9 với 3 điểm 9 cho các kỹ năng Nghe, Đọc và Viết.
- 12-01-2022Cổ phiếu bất động sản nằm sàn la liệt sau khi Tân Hoàng Minh bỏ cọc, cổ đông "tụt huyết áp, tìm mua máy trợ thở"
- 12-01-2022Tình duyên trái ngược của dàn sao Táo Quân, "lạ lùng" nhất chuyện nhà "Cô Đẩu" Công Lý
- 12-01-2022Câu chuyện về cụ ông bán bút bi dạo ở Hà Nội: "Tôi nghèo nhất, nhưng vui nhất xã hội"
Không thể phủ nhận chứng chỉ IELTS đang rất phổ biến và được quan tâm ở thời điểm hiện tại. Bởi thông qua chứng chỉ IELTS, các học sinh, sinh viên, người đi làm sẽ có cơ hội dễ dàng hơn trong công việc, quá trình thăng tiến của bản thân.
Điểm tối đa mà 1 thí sinh dự thi kỳ thi IELTS có thể đạt được là 9.0, nhưng tại Việt Nam số người đạt tới trình độ này không phải quá nhiều. Thế nên việc ai đó trở thành người đầu tiên đạt 9.0 IELTS thật sự là một điều tò mò với tất cả mọi người.
Chắc hẳn rất nhiều người bất ngờ khi biết "Người Việt Nam đầu tiên đạt 9.0 IELTS" là cô Trần Hoài Giang, giảng viên một trường Đại học nổi tiếng ở Hà Nội.
Được biết, cô Trần Hoài Trang sinh năm 1987, nguyên giảng viên khoa Tiếng Anh - Đại học Ngoại Ngữ, Đại học quốc gia Hà Nội, đã trở thành thí sinh Việt Nam đầu tiên đạt điểm tổng tuyệt đối 9/9 với 3 điểm 9 cho các kỹ năng Nghe, Đọc và Viết trong kì thi IELTS diễn ra vào ngày 15/1/2011 tại Trung tâm thi IELTS thuộc IDP Education (Việt Nam).
Ngay từ cấp 1, cô Giang đã tìm đọc những những sách, báo, bài vở bằng tiếng Anh ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Khoa học, Động vật, Thiên văn. Cô thường tư duy và sắp xếp các từ vựng từng chủ đề cụ thể. Ngoài ra, cô Hoài Giang cũng hay suy nghĩ, diễn đạt suy nghĩ và viết nhật ký bằng tiếng Anh để có thể tăng sự tương tác với tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi.
Dù đạt thành tích trong kỳ thi IELTS là vậy nhưng điểm đặc biệt là cô chưa từng sinh sống ở nước ngoài.
Về bí quyết đạt điểm cao, cô từng tâm sự rằng ôn thi IELTS, cô đã không tách rời các kỹ năng mà ôn phối hợp cả Nghe, Nói, Đọc và Viết với nhau. Để có bài thi nói tốt, cô Giang đã chuẩn bị tinh thần rất kỹ trước khi bước vào phòng thi cũng như học cách lập luận có logic. Đối với các kỹ năng còn lại, cô luyện tập nhiều lần và lặp lại để quản lý thời gian làm bài hiệu quả nhất.
Ảnh: Sưu Tầm
Pháp luật & Bạn đọc