Đây là những ngành nghề được dự báo khát nhân lực, mức lương cao trong 5 năm tới, học xong ra trường đi đâu cũng được săn đón
Muốn tránh xa nguy cơ thất nghiệp, bạn có thể tham khảo danh sách ngành nghề đầy tiềm năng sau đây.
Trước khi nghĩ tới chuyện học gì để có lương cao, chắc hẳn một câu hỏi nhiều sĩ tử đặt ra đó là: Học ngành gì để bớt nguy cơ... thất nghiệp. Dù biết khi chọn ngành, đam mê hay khả năng là những yếu tố quan trọng, thế nhưng để khỏi lâm vào cảnh cặm cụi 4 năm học rồi phải chật vật tìm kiếm việc làm, các sĩ tử có thể tham khảo những ngành học thiếu hụt nhân sự sau đây để có nhiều cơ hội lựa chọn hơn sau khi rời giảng đường, bước vào hành trình cuộc đời mới.
Sau kỳ thi tốt nghiệp, chọn ngành học là mối lo chung của nhiều sĩ tử.
Một số nhóm ngành nghề như: Công nghệ thông tin, marketting số, du lịch-khách sạn, dịch vụ làm đẹp và nhóm ngành khoa học cơ bản; các ngành công nghiệp cơ bản như cơ khí, cơ điện tử, tự động hóa... được nhiều chuyên gia dự báo sẽ có nhu cầu nhân lực cao trong thời gian tới.
1. Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là hạ tầng của mọi hạ tầng, các khối ngành nghề kinh tế - xã hội khác đều phát triển dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin. Tại Việt Nam, nhu cầu săn đón những chuyên gia trong lĩnh vực này cũng vô cùng khốc liệt. Khối ngành này đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, cần thêm khoảng 400.000 nhân lực mỗi năm.
2. Ngành Dịch vụ khách sạn, du lịch
Trên thực tế, nhiều bạn trẻ vẫn lo lắng, học ngành du lịch là lựa chọn mạo hiểm bởi dịch vẫn diễn biến phức tạp, khả năng thất nghiệp cao. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên gia, du lịch hiện chịu ảnh hưởng nặng vì dịch Covid-19, nhưng khi cuộc sống trở lại bình thường, lĩnh vực này sẽ bùng nổ. Trong tương lai, ngành du lịch hứa hẹn “hồi sinh” và tiếp tục phát triển.
Theo thống kê, Quản trị kinh doanh Du lịch là một trong những nghề mang lại thu nhập cao. Người học ngành này hứa hẹn có nghề nghiệp ổn định.
3. Ngành Dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ, sức khỏe
Bên cạnh việc du lịch và nghỉ dưỡng, các ngành liên quan đến làm đẹp, thẩm mỹ, sức khỏe cũng trở thành nhu cầu thiết yếu của hầu hết người dân của Việt Nam và thế giới. Ngành này sẽ yêu cầu bạn thực sự yêu thích và có một chút tố chất để phát huy hết năng lực bản thân để phát triển sự nghiệp.
Hiện tại ở Việt Nam chưa phát triển đào tạo chính quy về lĩnh vực này, chủ yếu các trung tâm dạy nghề và thẩm mỹ có đào tạo tốt.
4. Ngành Kỹ thuật ô tô, cơ khí
Trước đây, Việt Nam chỉ là nước nhập khẩu ô tô và kỹ thuật về cơ khí còn khá hạn chế. Nhưng từ khi Vingroup đầu tư xây dựng nhà máy và cho ra mắt thương hiệu ô tô Vinfast, bản đồ ngành công nghiệp ô tô trên thế giới đã ghi tên Việt Nam. Nhu cầu các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới chưa bao giờ ngừng tìm kiếm những kỹ sư có trình độ cao trong lĩnh vực này.
Mức lương của kỹ sư ô tô sẽ có mức thu nhập trung bình từ 10 – 15 triệu với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Còn đối với các kỹ sư ô tô có kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm mức lương dao động trong khoảng từ 17 – 25 triệu đồng/tháng.
5. Thương mại điện tử
Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Cơ hội việc làm ngành Thương mại điện tử rất cao bởi ngành này được dự báo cần nguồn nhân lực lớn trong tương lai.
So với các ngành nghề khác thì mức lương ngành Thương mại điện tử khá cao, đối với sinh viên mới ra trường và ít kinh nghiệm sẽ có mức lương từ 7 - 9 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy vào năng lực, vị trí và kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn từ 10 - 20 triệu đồng/ tháng.
6. Bác sĩ - Dược sĩ
Dù ở thời đại nào thì ngành Y cũng luôn cần nhân lực để chữa bệnh cho mọi người.
Dù ở thời đại nào thì ngành Y cũng luôn cần nhân lực để chữa bệnh cho mọi người. Theo kế hoạch phát triển nhân lực của Bộ Y tế trong hệ thống khám - chữa bệnh, cần phải bổ sung khoảng 10.887 dược sĩ Đại học và 83.851 điều dưỡng, với tổng 30% có trình độ từ cao đẳng - đại học trở lên. Trong những năm tới, ngành Y sẽ cần thêm nhiều nhân lực có trình độ trong nghề này.
7. Digital Marketing
Digital Marketing là làm marketing (bao gồm việc xây dựng kịch bản marketing, lập kế hoạch, thực hiện và đo lường kết quả marketing) trong môi trường số là chủ yếu. Trong kỷ nguyên số rộng mở, hầu như công ty nào cũng cần bộ phận này để quảng bá sản phẩm trên các phương tiện số.
Theo dự báo của trung tâm nhân lực TP.HCM, chỉ riêng tại thành phố này, nhu cầu nhân lực ngành Marketing là 10.000 người/năm.
Để hiểu nghề, thí sinh cần tập trung xem xét xu hướng của thị trường lao động trong tương lai gần, có thể dự đoán 4 năm tới hoặc xa hơn, 10 năm nữa, ngành nghề đó sẽ ra sao trong cuộc cách mạng 4.0. Tiếp đó, cần cân nhắc đến đam mê, sở thích, năng lực, điểm mạnh của bản thân, cân đối với nhu cầu nhân lực tại địa phương.
Yếu tố gia đình như điều kiện kinh tế cũng cần được xem xét, cân đối trong quá trình chọn ngành. Sức khỏe bản thân, năng khiếu cũng tác động đến nghề nghiệp sau này. Việc học một ngành theo đúng năng lực sẽ giúp bạn “như cá gặp nước”, đạt được kết quả tốt hơn. Cơ hội phát triển, cơ hội nghề nghiệp sau này cũng theo đó mà rộng mở.
Nhịp sống Việt