MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đây là phương thức đầu tư gây nên vụ cháy tài khoản của Archegos nhưng lại được giới siêu giàu cực kỳ ưa thích

31-03-2021 - 15:35 PM | Tài chính quốc tế

Đây là phương thức đầu tư gây nên vụ cháy tài khoản của Archegos nhưng lại được giới siêu giàu cực kỳ ưa thích

Việc Archegos nhận được một trong những đợt margin call lớn chưa từng có đã làm dấy lên những suy đoán về việc liệu các nhà đầu tư khác sử dụng đòn bẩy lớn có thể khiến thị trường hỗn loạn hay không.

Bill Hwang - nhà quản lý quỹ Archegos Capital Management có vụ margin call gây rúng động gần đây, đã sử dụng đòn bẩy từ khắp các ngân hàng trên toàn cầu để xây dựng nên văn phòng gia đình của mình thành một "cá voi" với những vị thế có giá trị lên tới 50 tỷ USD.

Sau đó, sự sụp đổ đã xảy ra, khi hơn 20 tỷ USD khoản nắm giữ có liên quan đến Archegos Capital Management bị bán tháo. Sự việc này cũng khiến các ngân hàng lớn như Nomura Holdings Inc. và Credit Suisse Group AG cảnh báo về những khoản lỗ tiềm năng.

Hơn nữa, việc Archegos nhận được một trong những đợt margin call lớn chưa từng có đã làm dấy lên những suy đoán về việc liệu các nhà đầu tư khác sử dụng đòn bẩy lớn có thể khiến thị trường hỗn loạn hay không.

Trong những tháng gần đây, Archegos không phải là trường hợp đầu tiên khiến các ngân hàng chịu áp lực vì cung cấp đòn bẩy cho những khách hàng lớn nhất. Năm ngoái, Chủ tịch Lu Zhengyao của Luckin Coffee Inc. đã không thể thanh toán khoản ký quỹ 518 triệu USD. Những sự việc như vậy diễn ra trong bối cảnh đợt bán tháo do ảnh hưởng của đại dịch khiến 1 số công ty môi giới yêu cầu khách hàng phải có nhiều tài sản thế chấp hơn với 1 số khoản vay hiện tại.

Theo phân tích của Bloomberg Billionaires Index, hơn 10% trong tổng số 500 người giàu nhất thế giới đã mua thế chấp số cổ phiếu có trị giá 163 tỷ USD. Con số này chỉ bằng 1/5 lượng cổ phiếu đã niêm yết mà họ nắm giữ, tăng tức mức 38 tỷ USD trong 4 năm trước và gấp đôi so với mức đáy của thị trường chứng khoán hồi tháng 3.

Đây là phương thức đầu tư gây nên vụ cháy tài khoản của Archegos nhưng lại được giới siêu giàu cực kỳ ưa thích - Ảnh 1.

Kenny Ng – chiến lược gia thị trường chứng khoán tại Everbright Sun Hung Kai Co., cho biết: "Kể từ khi Covid-19 bùng phát, ngân hàng trung ương ở các quốc gia đã bơm thanh khoản. Do đó, các ngân hàng và nhà môi giới có khả năng cho khách hàng giàu có vay nhiều hơn để duy trì hoạt động kinh doanh."

Đối với giới siêu giàu, việc cam kết cổ phiếu là điều bình thường. Và với mức phí hàng chục triệu USD, các ngân hàng rất khó để từ chối một hoạt động giao dịch vốn có nhiều biện pháp bảo vệ và chỉ chiếm 1 phần nhỏ của giá trị cổ phiếu cầm cố. Larry Ellison của Oracle, Elon Musk của Tesla và Masayoshi Son của SoftBank là một trong những người sử dụng thường xuyên cách thức này.

Larry Chen - nhà sáng lập của GSX Techedu, đã mất hơn 3 tỷ USD hôm thứ Sáu tuần trước, khi cổ phiếu GSX rớt giá mạnh. Chen đã sử dụng cách thức cầm cố cổ phiếu, dù đại diện phía ông cho biết các khoản vay đã được hoàn trả toàn bộ trong quý III và chưa cầm cố thêm bất kỳ khoản nào kể từ đó. Chứng chỉ lưu ký (ADR) 5,1 triệu USD được cầm cố cho khoản vay 50 triệu USD có trị giá 162 triệu USD vào cuối ngày hôm qua, giảm so với mức 728 triệu USD khi cổ phiếu này đạt đỉnh.

Đây là phương thức đầu tư gây nên vụ cháy tài khoản của Archegos nhưng lại được giới siêu giàu cực kỳ ưa thích - Ảnh 2.

Cầm cố cổ phiếu là phương thức khá an toàn trên một thị trường tăng giá. Giá tài sản tăng sẽ đảm báo giá trị của tài sản thế chấp cao hơn giá trị của khoản vay. Tuy nhiên, nếu cổ phiếu giảm giá, người đi vay có thể sẽ bị margin call và phải có tiền để tránh vỡ nợ hoặc thanh lý tài sản với mức giá thấp. Đây chính là những gì đã xảy ra với Archegos của Bill Hwang. Ở trường hợp này, ông đã sử dụng các công cụ phái sinh ít người biết đến để mua lượng cổ phần lớn trong các công ty.

Cầm cố cổ phiếu là điều đặc biệt phổ biến tại châu Á – nơi các ngân hàng quốc doanh chiếm ưu thế trên thị trường tài chính và các công ty tăng trưởng cao cần tìm nhiều nguồn tài trợ. Ở Trung Quốc - nơi các cổ đông hàng đầu thường không được bán cổ phần trong 36 tháng sau khi IPO, thì phương thức này có thể giúp họ có được thanh khoản trong khi vẫn nắm giữ quyền biểu quyết.

Cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ cũng yêu cầu các bên cam kết tiết lộ hoạt động một cách kịp thời để theo dõi những rủi ro tiềm năng trên thị trường, dù việc này không diễn ra ở mọi quốc gia. Ở Mỹ, hàng năm, các công ty niêm yết phải tiết lộ các khoản phòng hộ rủi ro đối với cổ phần của các giám đốc hoặc giám đốc điều hành cấp cao.

Kenny Ng nhận định: "Ở thị trường tăng giá, cầm cố cổ phiếu có thể giúp các khoản đặt cược sinh lời tốt hơn. Khi giá trị của một cổ phần tăng lên, nhà đầu tư có thể yêu cầu thêm các khoản vay bổ sung để mua thêm cổ phiếu. Tuy nhiên, rủi ro cũng tăng lên khi thị trường biến động mạnh." 

Tham khảo Bloomberg

Lục Lam

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên