Đây là yếu tố giúp 'kìm cương', khiến giá dầu không thể tăng vọt lên 100 USD/thùng
Hiện tại, nhiều nhà phân tích vẫn cho rằng giá dầu sẽ tăng lên 100 USD/thùng sau khi OPEC+ thông báo giảm sản lượng. Tuy nhiên, một mối rủi ro lớn khác cũng có thể xảy ra và khiến giá dầu sụt giảm.
- 08-04-2023Số liệu kinh tế mới được công bố, thị trường dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,25% vào cuộc họp tháng 5
- 07-04-2023Hàn Quốc sở hữu ‘vũ khí bí mật’ không nơi nào có: Tầm ảnh hưởng từ Á sang Âu thăng hạng nhanh chóng, người không biết tiếng cũng muốn đến 1 lần trong đời
1 tuần trước, việc dự đoán giá dầu sẽ ở mức nào trong 6 tháng hay cuối năm 2023 là việc tương đối dễ dàng. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu giảm tốc, giá dầu sẽ tăng cao hơn.
Các nhà phân tích theo dõi thị trường dầu mỏ nêu ra 2 lý do cho lập luận đó. Đầu tiên, Trung Quốc đã dỡ bỏ chính sách Zero Covid - vốn khiến nhu cầu với dầu sụt giảm. Thứ 2, nguồn cung dầu thô toàn cầu đã rơi vào tình trạng khan hiến và dự kiến còn giảm mạnh hơn nữa trong năm nay.
Và sau đó, OPEC+ tuyên bố cắt giảm sản lượng, khiến tất cả những dự báo này bị “ném ra ngoài cửa sổ”. Nếu 1 tuần trước, xu hướng giá dầu trong tương lai là điều không tuần trước thì bây giờ sự khó đoán lại tăng lên.
Phản ứng của thị trường trong những ngày sau thông báo của OPEC+ giống như những gì diễn ra sau khi khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2 năm ngoái. Mối lo ngại ban đầu tăng lên khi ai cũng chú ý đến sự an toàn của nguồn cung, sau đó là sự ổn định và cuối cùng giá dầu cũng hạ nhiệt.
Đương nhiên, ai cũng nhanh chóng cập nhật dự báo về giá dầu sau khi OPEC+ phát đi thông báo cắt 1,1 triệu thùng/ngày vào cuối tuần trước. Goldman Sachs đã điều chỉnh triển vọng giá dầu thô Brent vào cuối năm nay từ 90 USD lên 95 USD/thùng và dự đoán giá dầu cuối năm 2024 sẽ lên tới 100 USD/thùng.
Energy Aspects thì cho biết giá dầu thô Brent có thể lên 100 USD sau khi OPEC+ cắt giảm sản lượng bổ sung. Trưởng bộ phận phân tích ngành dầu mỏ của công ty, Amrita Sen, cho biết khả năng điều đó có thể xảy ra ngay trong quý này hoặc nửa cuối năm nay, nếu nền kinh tế toàn cầu hồi phục và nhu cầu dầu vẫn vững chắc.
Trong khi đó, chuyên gia Amena Bakr của Công ty Energy Intelligence lưu ý rằng thông báo của OPEC có thể không chỉ liên quan đến giá dầu. Bà cho biết: “Khi quốc gia đó có nguồn tài nguyên hydrocarbon lớn, với chi phí sản xuất thấp nhất thế giới, họ đang thực hiện một kế hoạch ‘đường dài’. Điều đó liên quan đến việc đảm bảo rằng OPEC như một công cụ nhằm ‘phát đi thông điệp’.”
Rõ ràng rằng, tầm ảnh hưởng của OPEC trong việc định hướng thị trường dường như lại tăng lên, sau khi nhiều nhà quan sát cho rằng tổ chức này đã “đóng băng” cách đây vài năm, khi sản lượng dầu đá phiến của Mỹ liên tục phá kỷ lục.
Tuy nhiên, hiện tại, sản lượng dầu đá phiến đang chững lại và triển vọng dài hạn không tích cực như vài năm trước. Còn OPEC nay đã quay trở lại thành “người lái tàu”.
James Mick - cố vấn danh mục đầu tư cấp cao tại Tortoise Capital Advisors, cho biết sau thông báo của OPEC+: “Có một điều chắc chắn là OPEC đang kiểm soát giá và tác động đến giá dầu. Trong khi đó, dầu đá phiến của Mỹ không còn được coi là một sản phẩm cận biên nữa.”
Mặt khác, một số trader có thể hiểu rằng việc OPEC+ giảm sản lượng là dấu hiệu cho thấy nhu cầu trên thị trường dầu vật chất sẽ thấp hơn dự kiến. Đó là bởi OPEC+ sở hữu một số thông tin chính xác nhất hiện có liên quan đến thị trường toàn cầu, theo Rob Thummel - giám đốc danh mục đầu tư của Tortoise.
Nhu cầu vẫn là yếu tố chính cần theo dõi sau khi đợt tăng giá ban đầu kết thúc. Trong khi một số công ty như Tortoise chắc chắn rằng nhu cầu với dầu sẽ hồi phục, giá có thể duy trì ở mức cao hơn, thì một số bên lại có quan điểm ngược lại. Điều này có thể thấy trong việc giá dầu tăng vọt hôm thứ Hai, sau đó giảm một chút và giữ nguyên ở mức đó.
Nếu các chính sách thiết lập giá của Saudi Aramco đóng vai trò là chỉ báo thì nhu cầu với dầu sẽ vẫn ổn định. Vài ngày sau thông báo của OPEC+, Aramco đã tăng giá bán chính thức cho châu Á - “người mua” lớn nhất của tập đoàn này. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy nhu cầu tại châu Á - được coi là động lực thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu, sẽ tiếp tục tăng lên.
Dẫu vậy, nếu cảnh báo của các nhà kinh tế về một cuộc suy thoái toàn cầu sắp xảy ra là đúng, thì mọi thứ sẽ thay đổi trong những tháng tới và giá dầu có thể sẽ đi xuống.
Dự đoán giá dầu vào một thời điểm trong tương lai gần luôn là một việc đầy rủi ro. Và việc giá dầu có khả năng đi xuống do suy thoái cũng là một trường hợp cần cân nhắc, dù các nhà phân tích và nhà quan sát trong ngành dự đoán ngược lại.
Tham khảo Oilprice
Nhịp sống thị trường