ĐBQH: Bù lỗ có thể khiến nhà đầu tư tham gia PPP có tư tưởng ỉ lại
Trong phần thảo luận tại tổ xung quanh Dự thảo Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), Đại biểu Nguyễn Quốc Bình đoàn Hà Nội cho rằng đã đấu thầu, ký hợp đồng thì doanh nghiệp tham gia PPP nên lời ăn, lỗ chịu.
- 11-11-2019Chính thức từ Quốc hội: Chưa đưa việc tăng vốn cho “Big 4” ngân hàng vào nghị quyết
- 08-11-2019Phiên chất vấn các 'tư lệnh' ngành làm nóng nghị trường Quốc hội
- 08-11-2019Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Bộ trưởng nói đừng xem tin xấu, độc, giả trên mạng nhưng không xem thì làm sao biết đó là tin giả?
- 08-11-2019Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lần đầu trả lời chất vấn trước Quốc hội: Báo chí phải góp phần nuôi dưỡng khát vọng Việt Nam hùng cường
- 07-11-2019Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân nhận lỗi trước Quốc hội, sẽ làm bản tự kiểm điểm gửi Thủ tướng vào tháng 12
Dự thảo Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) vừa trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 có một điều khoản liên quan đến việc nhà nước bù lỗ không quá 50% thiệt hại cho doanh nghiệp trong trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, quy định này đã khiến nhiều đại biểu bày tỏ sự không đồng tình.
Trong phiên thảo luận tại tổ, đại biểu Nguyễn Quốc Bình, đoàn Hà Nội cho rằng: "Chúng ta đã đấu thầu dự án PPP, đã ký hợp đồng, vì vậy với doanh nghiệp nếu lời thì ăn, lỗ phải chịu nay lại đòi bù doanh thu thì bất hợp lí và không công bằng. Nếu bù doanh thu thì sẽ tạo ra sự khó xử sau này và nhà đầu tư có tư tưởng ỉ lại".
Cùng quan điểm với Đại biểu Nguyễn Quốc Bình, đại biểu Hoàng Văn Cường của đoàn Hà Nội cũng nêu những quan điểm riêng với việc bù lỗ cho nhà đầu tư dự án PPP. Theo ông Cường, việc mưu lợi trong quá trình triển khai dự án là điều cần quan tâm.
"Có những rủi ro mà nhà đầu tư phải chịu nhưng cũng có những yếu tố lạm dụng rủi ro của PPP để mưu lợi từ một số dự án BT. Cái gì là rủi ro có tính chất chia sẻ và cái gì là lợi ích không được xác định rõ ràng", ông Cường chia sẻ.
Tuy nhiên, trong báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, về bản chất, dự án PPP là dự án được triển khai nhằm mục đích cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công (mục đích công) thông qua đầu tư tư (vốn tư) và/hoặc quản lý tư.
"Nhà nước muốn kêu gọi nguồn lực tài chính, tận dụng được trí thức, năng lực quản lý từ các thành phần kinh tế để bù đắp thiếu hụt về ngân sách thì Nhà nước cũng cần có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc bảo đảm tính khả thi của dự án thông qua các công cụ hỗ trợ, bảo đảm, bảo lãnh, mà không thể đẩy toàn bộ trách nhiệm, rủi ro của việc thực hiện dự án mục đích công này cho tư nhân như đối với dự án đầu tư kinh doanh, thương mại thông thường", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu giữa nhà nước và nhà đầu tư, được thể hiện trong Điều 77 của dự thảo Luật. Theo đó, các dự án PPP do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, sau khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp trong khuôn khổ hợp đồng như nêu trên nhưng chưa bảo đảm được mức doanh thu cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án (làm ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp dịch vụ công cho người dân) được áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro.
Đại biểu Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cho rằng khả năng của các quốc gia là hữu hạn, không phải vô hạn. Bất cứ nước nào cũng phải cân đối giữa mong muốn phát triển với khả năng tài chính. Để đảm bảo nguồn vốn phát triển, cần phải có những kênh huy động khác và PPP là một kênh hiệu quả.