ĐBQH Vũ Tiến Lộc: "Chúng ta đang cho vay dưới chuẩn, rủi ro về nợ xấu, rủi ro tín dụng đang tăng lên"
Phát biểu tại hội trường trong phiên thảo luận chiều 7/1 về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ĐBQH Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội) đã nêu ra những điểm còn băn khoăn.
- 04-01-2022Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cảnh báo tình trạng sốt đất, chứng khoán tăng nóng khi thảo luận về gói kích thích kinh tế
- 04-01-2022Quốc hội bàn cơ chế đặc thù cho Cần Thơ, "thủ phủ" miền Tây sẽ được hưởng những đặc quyền gì?
- 04-01-2022Chi tiết gói kích thích đang được Quốc hội thảo luận: 113.850 tỷ cho phát triển cơ sở hạ tầng, 110.000 tỷ cho hỗ trợ doanh nghiệp
- 04-01-2022Vụ Việt Á được nêu ngay trong phát biểu khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
- 04-01-20225 điểm nhấn của chương trình kích thích kinh tế đang được Quốc hội thảo luận, trong đó gói thứ 5, dù phi tiền tệ, nhưng lại vô cùng quan trọng
Bày tỏ cơ bản nhất trí với tờ trình của Chính phủ, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng chúng ta cần xác định rõ tâm thế của mình trong giai đoạn phát triển và phục hồi sau đại dịch. Theo đó, tâm thế cần được xác định là vượt qua Covid-19 để phát triển kinh tế xã hội. Theo ông Lộc, các chính sách cũng nên được xây dựng theo hướng này.
Về các giải pháp, vị ĐBQH đoàn Hà Nội nhất trí về quy mô, kết cấu của dự thảo Nghị quyết. Nó cũng phù hợp với quy mô và khả năng hấp thụ của nền kinh tế cũng như sức chịu đựng trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ của đất nước.
Tuy nhiên, ông Lộc cũng nhấn mạnh là dù hướng tới phục hồi hay phát triển kinh tế thì ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống tín dụng vẫn là nền tảng, là thành trì bất khả xâm phạm của đất nước.
"Chúng ta không thể bỏ qua thực tế là áp lực lạm phát đang lớn. Áp lực nợ xấu cũng gia tăng. Trong suốt thời gian 2 năm qua, chúng ta có nhiều chính sách để hỗ trợ nền kinh tế, bao gồm chính sách tiền tệ. Bây giờ, dư địa chính sách chúng ta không còn nhiều, đặc biệt là dư địa trong chính sách ngân hàng", ông Lộc nói.
Theo đại biểu Lộc, các ngân hàng hiện nay đang cho vay dưới chuẩn. Các biện pháp hỗ trợ đã cơ cấu lại nợ, giúp doanh nghiệp không nhảy nhóm để có thể tiếp cận gói tín dụng trong quá trình phục hôi. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa các doanh nghiệp được vay dưới chuẩn. Khi vay dưới chuẩn, rủi ro về tín dụng, rủi ro về nợ xấu đang tăng lên.
Nêu ra tình hình trong nước và quốc tế, ông Lộc bảy tỏ sự ủng hộ với quan điểm của Chính phủ trong việc đưa ra những chính sách linh hoạt nhưng phải thận trọng. Với chính sách tài khóa, tiền tệ được đưa ra trong dự thảo nghị quyết, ông Lộc nhấn mạnh phải làm sao để tiền đổ vào các lĩnh vực, các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh nhưng đang gặp khó khăn tạm thời. Điều đó sẽ quyết định khả năng thành, bại của chính sách này.
Ông Lộc cũng nhấn mạnh các giải pháp về tài khóa, tiền tệ chỉ mang ý nghĩa hỗ trợ. Muốn nó thực hiện thành công phải thúc đẩy các biện pháp toàn diện, các giải pháp phi tài chính, mở cửa thị trường. Mở cửa thị trường một cách kiên định chứ không phải lúc đóng lúc mở.