ĐBSCL tích cực 'đón sóng' đầu tư khi nhiều dự án giao thông quan trọng dần hình thành
Trước nay cơ sở hạ tầng, nhất là vấn đề giao thông là điểm nghẽn lớn khiến các nhà đầu tư e dè khi tìm hiểu tại các tỉnh miền Tây. Với loạt dự án trọng điểm là các tuyến cao tốc đang dần hoàn thiện các địa phương vùng này dần có động thái chuẩn bị đón đầu tư.
- 07-11-2023Điều kiện hưởng lương hưu có thể thay đổi từ 1/7/2025 người dân phải biết
- 07-11-2023Sức lan tỏa của loạt dự án trọng điểm
- 07-11-2023Hà Nội gỡ khó để thực hiện các chỉ tiêu phát triển đô thị
Hàng loạt dự án cao tốc trọng điểm sắp hoàn thiện
Nếu trước nay việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh miền Tây đi TP.HCM (đầu mối kinh tế hàng hóa quan trọng bậc nhất cả nước) và ngược lại chủ yếu qua tuyến quốc lộ 1A và tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận thì nay được Chính phủ phê duyệt, hàng loạt dự án cao tốc trục dọc, trục ngang, tuyến hành lang ven Biển Đông cùng những cầu vượt sông đã và đang gấp rút hoàn thiện sẽ tháo gỡ nút thắt về giao thông, mở ra nhiều kỳ vọng cho khu vực.
Hiện nay Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 4 dự án đường cao tốc là công trình giao thông trọng điểm quốc gia đang được triển khai gồm: Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu, Mỹ An - Cao Lãnh với tổng chiều dài 355km, tổng vốn đầu tư hơn 82.800 tỷ đồng.
Theo kế hoạch chỉ đạo từ Chính phủ, đển năm 2026, khu vực ĐBSCL sẽ có khoảng 554 km đường cao tốc, các tuyến cao tốc còn lại sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2026 - 2030.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Duy Lâm, để tháo gỡ những khó khăn về giao thông cho ĐBSCL, trong giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ đã dành khoảng 96.000 tỉ đồng để tập trung đầu tư các dự án trọng điểm, liên kết vùng, tạo điều kiện giao thông thông suốt, thuận lợi giữa các địa phương trong khu vực cũng như kết nối với TP.HCM, vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ và với cả nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của vùng.
Giữa tháng 10 qua, một dự án khá quan trọng là cầu Mỹ Thuận 2 đã được hợp long, song song với đó cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ có tổng chiều dài gần 23km, trong đó đoạn qua tỉnh Vĩnh Long dài hơn 12,5km, tỉnh Đồng Tháp dài hơn 10,4km. Tổng mức đầu tư công trình hơn 4.800 tỷ đồng. Dự án đầu tư quy mô giai đoạn 1 với 4 làn xe, vận tốc 80km/giờ ngày càng nên hình nên dáng và được chủ đầu tư đảm bảo hoàn thiện đưa vào khai thác cuối năm nay là tin vui cho toàn vùng.
Theo thông tin từ Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT), tính đến hiện tại mạng lưới đường bộ khu vực ĐBSCL đã được cải thiện với gần 187km đường cao tốc, 2.669km đường quốc lộ và 4.559km đường tỉnh lộ. Về cơ bản, tất cả các điểm chính trên vùng đều đã có kết nối đường bộ.
Đón sóng đầu tư
Là tỉnh có chiều dài tuyến cao tốc TP.HCM - Cần Thơ đi qua nhiều nhất với kỳ vọng sẽ có nhiều lợi thế trực tiếp ông Lữ Quang Ngời, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết tỉnh này đã quy hoạch 2 khu công nghiệp (KCN) trên trục tuyến cao tốc này với tổng diện tích hơn 800ha dự kiến sẽ được khởi công vào cuối năm 2023.
Về phía nhà đầu tư, nhìn thấy tương lai cùng tiềm năng logistic, hậu cần của khu vực ĐBSCL cuối năm 2022 SLP Việt Nam đã khởi công dự án nhà kho quy mô 29.000m2 với tên gọi SLP Park Bình Minh tại tỉnh Vĩnh Long.
Cùng kỳ vọng cho sự đổi mới phát triển của địa phương mình quản lý, ông Trần Văn Lâu Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng khi đưa vào khai thác sẽ kết nối trung tâm kinh tế, cửa khẩu quốc tế và cảng biển nước sâu Trần Đề. Đây là đòn bẩy tạo ra đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Sóc Trăng nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung.
Nhằm chuẩn bị đón thêm nhà đầu tư, từ nay đến năm 2030, Sóc Trăng sẽ thành lập mới 3 KCN và mở rộng 1 KCN tại những vị trí thuận lợi về kết nối giao thông nhất là các khu vực có cao tốc đi qua địa phận tỉnh để phục vụ nhu cầu đầu tư sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Cụ thể, sẽ mở rộng KCN An Nghiệp với diện tích dự kiến là 169 ha; thành lập mới 3 KCN gồm: KCN Sông Hậu - Phân khu 1 (huyện Kế Sách), diện tích 121 ha; KCN Đại Ngãi (huyện Long Phú), diện tích 196 ha và KCN Mỹ Thanh (thị xã Vĩnh Châu), diện tích 217 ha.
Bên cạnh đó, trong trường hợp tỉnh Sóc Trăng được bổ sung, điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về KCN và khu kinh tế, sẽ nghiên cứu thành lập mới 5 KCN và mở rộng 1 KCN.
Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Huỳnh Văn Thông, chủ một nhà xe với nhiều tuyến từ miền Tây đi TP.HCM và Tây Nguyên phấn khởi cho biết việc xây dựng nhiều tuyến cao tốc sẽ là tin vui cho những người làm nghề vận tải khu vực ĐBSCL.
"Trước nay di chuyển miền Tây đi TP.HCM hay các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nguyên...đều khó khăn về thời gian kẹt xe, đường xấu. Làm đội chi phí vận chuyển hành khách, hàng hóa lên nhiều. Với những dự án cao tốc, cầu, đường mới như hiện nay những người làm nghề vận tải như chúng tôi rất háo hức chờ đợi", ông Thông không giấu niềm vui.
Nhà đầu tư