Để con trai làm việc kiếm tiền từ lúc 6 tuổi, vị đại gia chẳng thể ngờ rằng nhận thức của đứa bé ngày càng sai lệch và rồi hối hận không nguôi
Bất lực trước cách dạy con sai lầm của mình nhưng vị đại gia không biết làm sao để thay đổi hậu quả.
- 11-04-2021Tỷ phú Rockefeller dạy con từ chối kết giao với hai loại người: Câu trả lời chứa đựng bí quyết thành công của dòng họ giàu hàng đầu thế giới suốt hơn 100 năm qua
- 11-11-2020Bà mẹ chia sẻ cách nuôi dạy con trở thành CEO và giáo sư từ thủa lọt lòng: Bí quyết là điều nhiều cha mẹ vô tình bỏ qua!
- 26-08-20205 bí quyết dạy con của bà mẹ Hà Nội có 2 con gái đỗ Harvard: Sách vở làm nên con người!
Để con cái hình thành thói quen tiết kiệm và có quan điểm đúng đắn về tiền bạc, một cặp cha mẹ ở Trung Quốc đã đưa cậu con trai 6 tuổi đến nhà máy để làm việc kiếm tiền. Nhưng họ lại không thể ngờ rằng nhận thức của đứa bé ngày càng sai lệch.
Cha mẹ cho Đậu Đậu kiếm tiền để dạy cậu quan điểm đúng đắn về tiền và cách quản lý tiền bạc. Ảnh minh họa - Internet
Theo truyền thông Trung Quốc, vị đại gia họ Cam này ở Thành Đô (Trung Quốc) hiện sở hữu 2 nhà máy ở địa phương, điều kiện gia đình tương đối giàu có. Vì vậy, con gái lớn của ông đã hình thành thói quen tiêu tiền lãng phí, cô bé thường chi từ 400.000 đến 500.000 NDT/năm (khoảng 1,4 - 1,8 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại) cho các khoản tiêu vặt của mình.
Để tránh điều tương tự xảy ra với con trai nhỏ tên là Đậu Đậu, vợ chồng vị đại gia đã quyết định giáo dục con về đồng tiền ngay từ bé.
Từ lúc Đậu Đậu lên 2 tuổi, ông Cam đã đặt ra một số quy tắc: Chỉ cho phép con trai mua 1 món đồ mỗi tuần và giá trị không quá 30 NDT (khoảng 106 nghìn VND); làm việc nhà hay phụ giúp cha mẹ đều được trả phí... Khi Đậu Đậu 6 tuổi, vợ chồng ông Cam đã cho con trai đến nhà máy làm và trả tiền công như những công nhân khác.
Đậu Đậu bắt đầu làm việc tại công xưởng gia đình. Ảnh: Aboluowang
Theo hướng dẫn và phân công làm việc của bố, Đậu Đậu bắt đầu dán nhãn mác cho các sản phẩm của công ty. Mỗi buổi làm việc kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ và cậu bé có thể làm đến 700 - 800 nhãn mác/ngày. Sau hơn 10 ngày làm việc, Đậu Đậu đã kiếm được hàng chục NDT và sau khi sử dụng một phần để chi tiêu cá nhân, cậu bé còn lại 45 NDT (khoảng 160 nghìn VND).
Nhưng điều mà ông Cam không bao giờ nghĩ đến là Đậu Đậu không thể phát triển nhận thức theo hướng ông mong muốn mà cậu bé đã hình thành nhận thức sai lệch. Cậu luôn cho rằng mọi thứ xung quanh mình quá đắt và không dám chi tiền để mua bất cứ gì, dù đó là một cây kẹo mút 5 xu.
Khi mua bất cứ thứ gì, Đậu Đậu cũng so đo tính toán để làm cách nào có thể tiết kiệm được nhiều nhất, chỉ mua khi thật sự cần thiết. Ngoài ra, nếu đồ đó quá đắt cậu bé sẽ chờ đến khi giảm giá hoặc mua những thứ tương tự mà giá rẻ hơn.
Mới đây, Đậu Đậu đã lên tiếng ngăn cản mẹ đi làm tóc vì cho rằng bỏ ra số tiền vài trăm NDT để uốn tóc là quá đắt đỏ. Ông Cam bất lực, than thở với truyền thông: "Trước đây, nó chỉ tính toán chi tiêu của bản thân nhưng hiện tại nó đã ngăn cản người khác tiêu tiền".
Hiện tại ông Cam khá bất lực và không biết phải tiếp tục giáo dục 2 con như thế nào.
Thay vì để con trau dồi quan điểm đúng đắn về tiền bạc, tốt hơn hết cha mẹ nên thay đổi phương pháp nuôi dạy con cái. Ảnh: Internet
Về vấn đề này, Phan Ký, chuyên gia tâm lý trẻ em cho rằng phương pháp giáo dục để con làm việc kiếm tiền là hợp lý, tuy nhiên phải nắm được quy mô và có phương pháp đúng đắn. Bởi một số "nhu cầu" của trẻ nhỏ có thể không phù hợp với cách tiếp cận này. Trẻ sẽ cảm thấy rằng chúng không nhận được tình yêu thương của cha mẹ.
Các chuyên gia cũng nhắc nhở nếu cha mẹ của Đậu Đậu thường xuyên mắng mỏ chị của cậu bé về việc tiêu tiền thì Đậu Đậu có khả năng hình thành thói quen không tiêu tiền theo thời gian để nhận được sự đánh giá cao của cha mẹ.
Bây giờ, thay vì để cậu bé trau dồi quan điểm đúng đắn về tiền bạc, tốt hơn hết bạn nên thay đổi phương pháp nuôi dạy con cái này. Hiện tại, hành vi của Đậu Đậu chỉ ảnh hưởng đến gia đình nên không cần quá lo lắng.
Các chuyên gia gợi ý rằng cha mẹ có thể thay đổi phần thưởng khi trẻ làm việc như lời chúc, lời động viên, chuyến đi chơi, thẻ điều ước, đồ chơi... thay vì tiền thật. Điều này có thể cho phép trẻ tránh được cái nhìn hạn hẹp về tiền.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên dạy con chơi với bạn công bằng, quân tử. Không lợi dụng bạn về tiền bạc, và cũng không để bạn lợi dụng; Dạy con về giá trị của con người; Dạy con không theo đuổi những vật chất phù phiếm.
Dạy con "Tiền bạc cực kỳ quan trọng nhưng chỉ là phương tiện, chứ không phải là mục tiêu. Mục tiêu là những gì mà tiền đem lại cho cuộc sống của con, mục tiêu còn là hạnh phúc, và là những giá trị mà con đóng góp cho cuộc đời".
Ngoài ra, dạy cho con cách quản lý tài sản không phải để biến chúng thành những cái máy kiếm tiền rồi tiêu tiền, mà là để giúp chúng có cuộc sống tốt đẹp hơn, biết trân trọng đồng tiền và sức lao động. Con cái sẽ có quyền tự quyết định chi tiêu. Ngay cả khi chúng mắc sai lầm, cha mẹ cũng không nên can thiệp, mắng mỏ hay giúp đỡ. Trẻ sẽ tự học hỏi sau những thất bại. Bằng cách này, chúng sẽ sáng tạo hơn trong quá trình ra quyết định và chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
Theo Aboluowang