Đề nghị bán đứt 100% công ty cho các Shark nhưng bị tất cả "lắc đầu", chuỗi nhà hàng Việt tại Hàn Quốc giờ ra sao?
Đây là công ty đầu tiên lên sóng Shark Tank Việt Nam đề nghị bán 100% cổ phần với giá 15 tỷ đồng.
- 15-07-2023Từng được Shark Bình thuyết phục "Tôi yêu em ngay từ phút đầu tiên", nhưng startup chọn về đội Shark Liên để rồi "đường ai nấy đi" sau vài tháng ngắn ngủi?
- 15-07-20239x tự nhận là "thiên tài pha chế" kiếm 1 tỷ/tháng, bị Shark Bình chúc "sớm chữa được bệnh ngáo ngôn”, giờ ra sao?
- 14-07-2023Trải qua hơn 200 ngày giải chấp, Egroup của Shark Thủy đã bị bán bao nhiêu cổ phiếu tại Apax Holdings?
Các nhà sáng lập startup tự định giá khủng, “ngáo giá” hay gọi vốn khi sản phẩm còn chưa hình thành không còn là chuyện lạ trên sóng Shark Tank Việt Nam. Tuy nhiên, việc đề nghị bán luôn 100% công ty là câu chuyện độc nhất vô nhị, lần đầu tiên xảy ra tại chương trình vào mùa 5 (2022).
Đó là trường hợp của anh Nguyễn Trung Hiếu – founder thương hiệu nhà hàng Plus84 (+84). Đây là cửa hàng Việt tại Hàn Quốc, được thành lập từ tháng 2/2016 với mục tiêu đưa món ăn chuẩn vị Việt Nam tới Hàn Quốc.
Quán phục vụ đa dạng các món đặc trưng của 3 vùng miền tại Việt Nam. Trên sóng truyền hình, các món ăn đã được chuẩn vị, công thức hoá để tối ưu tốc độ, 2 nhân viên bán được 20 triệu đồng/ngày. Theo nhà sáng lập, trong 2 năm gần đây, +84 đã chứng minh được độ an toàn và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thương hiệu này đã được xuất hiện ở nhiều đài truyền hình nổi tiếng của Hàn Quốc như KBS, TVN, trong đó có cả các chương trình đặc biệt nổi tiếng về ẩm thực.
Tại thời điểm gọi vốn, +84 có 2 chi nhánh: một tại phố cổ Insadong (tương tự phố cổ Hà Nội) và một tại phố Itaewon (tương tự phố Bùi Viện). Chi nhánh tại Insadong có doanh thu dao động từ 240 - 580 triệu đồng/tháng, mục tiêu đạt 800 triệu đến 1 tỷ đồng mỗi tháng là khả thi. Tình hình kinh doanh tại chi nhánh Itaewon cũng tương tự.
Không giống như hầu hết các startup khác khi đi gọi vốn – chỉ muốn bán đi một phần nhỏ cổ phần của công ty, Trần Trung Hiếu muốn bán 100% cổ phần với giá 15 tỷ đồng . Tuyên bố này đã khiến cả dàn “cá mập” không khỏi bất ngờ và tất cả đều lắc đầu từ chối. Trần Trung Hiếu ra về mà không đạt được thỏa thuận nào.
Một thời gian sau khi lên sóng, nhà sáng lập đã có một bài viết chia sẻ trên fanpage chính thức của Plus84.
“Thương hiệu +84 thực sự là một thương hiệu mạnh đã lên các sóng truyền hình Hàn Quốc. Rất có tiềm năng để phát triển thành một thương hiệu ẩm thực lớn ở Hàn Quốc. Tuy nhiên hiện tại thì chúng tôi không có nhiều thời gian để tập trung phát triển thương hiệu +84. Nên nếu để +84 như vậy thì rất lãng phí, nếu ai đó có tiềm lực về tài chính và nhu cầu phát triển nhanh chuỗi dựa trên một thương hiệu có sẵn thì +84 rất phù hợp. Nên tôi đã lên chương trình Shark Tank để tìm người có nhu cầu về làm chuỗi.
Trước khi về Việt Nam, tôi đã đăng ký bảo hộ thương hiệu +84 ở Việt Nam. Khi lên đài truyền hình VTV3, chương trình Shark Tank thương hiệu +84 không phải chỉ có người Hàn biết nữa mà là còn phủ sóng ở Việt Nam nữa rồi. Tức là độ phủ của Thương hiệu +84 hiện tại rất là rộng, có thể phát triển chuỗi +84 ở cả Hàn Quốc và Việt Nam nữa”.
Tuy nhiên, do không bán thành công thương hiệu, Nguyễn Trung Hiếu vẫn gắn bó với Plus84. Thậm chí, thương hiệu này cũng thông báo mở cửa hàng thứ ba tại Busan (Hàn Quốc). Ngoài ra, nhà sáng lập còn phát triển hai thương hiệu kinh doanh khác, một tại Hàn Quốc, một tại Việt Nam.
Nhịp sống thị trường