MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đệ nhất phu nhân “ngầu" nhất nước Mỹ: Góa phụ chứng kiến cái chết của chồng con có mối tình điều tiếng với Tổng thống và nghèo khó cuối đời

30-04-2020 - 20:56 PM | Sống

Bà Dolley Madison là vợ của cựu Tổng thống Mỹ James Madison và là một trong Đệ nhất phu nhân đáng nhớ nhất của xứ sở cờ hoa.

Dolley Madison là vợ của cựu Tổng thống Mỹ James Madison. Sinh năm 1768, bà đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử hình thành nên xứ sở cờ hoa và bà cũng là người có nhiều đóng góp trực tiếp trong quá trình đó. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy bà Dolley là một Đệ nhất phu nhân quý phái và đáng ngưỡng mộ nhưng đáng tiếc, cuộc đời lại không dành nhiều sự ưu ái cho bà.

Đầu tiên, không ai biết rằng cái tên Dolley Madison có phải là tên thật của vị đệ nhất phu nhân này hay không. Mặc dù đây là tên trong khai sinh và chữ ký của bà Dolley Madison cũng là Dolley nhưng không ít tài liệu lưu lại tên bà là Dollie. Một số nhà sử học lại tin rằng tên bà là Dorothea.

Đệ nhất phu nhân “ngầu nhất nước Mỹ: Góa phụ chứng kiến cái chết của chồng con có mối tình điều tiếng với Tổng thống và nghèo khó cuối đời - Ảnh 1.

Trước khi kết hôn với Tổng thống Mỹ, bà là Dolley Payne sinh ra trong một gia đình giàu có làm đồn điền ở Bắc Carolina. Bố bà Dolley chống lại chế độ nô lệ nhưng bản thân lại là một điền chủ có trong tay nhiều nô lệ. Vì không muốn sống trong sự giả tạo thêm chút nào nữa, bố bà Dolley đã giải phóng hết nô lệ và chuyển nhà đến Philadelphia để sinh sống và gây dựng doanh nghiệp riêng. Đáng tiếc, công việc làm ăn không suôn sẻ như mong muốn và cuối cùng, gia đình bà Dolley phải tuyên bố phá sản.

Bất chấp gia đình có rơi vào cảnh khốn đốn thì bà Dolley vẫn rất được săn đón và nhan sắc được đánh giá là tuyệt mỹ nhất thời bấy giờ. "Ứng cử viên" sáng giá nhất được bà Dolley chọn lấy làm chồng là luật sư Quaker John Todd.

Đệ nhất phu nhân “ngầu nhất nước Mỹ: Góa phụ chứng kiến cái chết của chồng con có mối tình điều tiếng với Tổng thống và nghèo khó cuối đời - Ảnh 2.

Ảnh minh họa,

Cuộc sống yên bình của bà Dolley không kéo dài được bao lâu. Kết hôn với chồng, bà hạ sinh  2 người. Năm 1973, căn bệnh sốt vàng (yellow fever) tấn công thành phố khiến cả gia đình bà Dolley đổ bệnh. Kết quả là căn bệnh này đã cướp đi tính mạng của chồng và đứa con út của bà Dolley trong khi bà và đứa trẻ còn lại được chữa khỏi bệnh.

Ở tuổi 25, bà Dolley đã trở thành một góa phụ và bà mẹ đơn thân.

Sau cái chết của chồng con, bà Dolley quen được Tổng thống Mỹ tương lai, ông James Madison, thông qua một người bạn có tên là Aaron Burr. Cả hai nảy sinh tình cảm trước khi trở thành đề tài bàn tán của mọi người trong thị trấn. Nguyên nhân bởi vì bà Dolley mới trở thành góa phụ cách đây không lâu và ông James lại còn lớn hơn bà tận 17 tuổi.

Đệ nhất phu nhân “ngầu nhất nước Mỹ: Góa phụ chứng kiến cái chết của chồng con có mối tình điều tiếng với Tổng thống và nghèo khó cuối đời - Ảnh 3.
Đệ nhất phu nhân “ngầu nhất nước Mỹ: Góa phụ chứng kiến cái chết của chồng con có mối tình điều tiếng với Tổng thống và nghèo khó cuối đời - Ảnh 4.

Cặp đôi gặp gỡ vào tháng 5/1794 và đính hôn vào tháng 8 năm đó. Điều này đồng nghĩa với việc bà Dolley phải từ bỏ đạo giáo của chồng bởi ông James cơ bản không có đạo.

Vài năm trước khi trở thành Đệ nhất phu nhân, bà Dolley đã đóng góp phần công sức của mình trong Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark. Dù không trực tiếp đi xuyên đất nước nhưng bà đã thành lập một nhóm phụ nữ ở thủ đô Washington, D.C, để thu thập đồ quyên góp và cung cấp cho các nhà thám hiểm. Nhờ sự trợ giúp đó mà 2 nhà thám hiểm Meriwether Lewis và William Clark đã có thể hoàn thành bản đồ ở phía tây nước Mỹ.

Ông James Madison trúng cử Tổng thống Mỹ vào năm 1809 và bà Dolley trở thành Đệ nhất phu nhân thứ 3 của xứ sở cờ hoa. Trong thời gian Tổng thống James đương nhiệm, bà Dolley không chỉ làm tốt nhiệm vụ hậu phương mà còn khiến công chúng thay đổi cái nhìn về các bà vợ Tổng thống.

Bà Dolley chia sẻ quan điểm cá nhân về các vấn đề quốc gia, công khai ủng hộ chồng và tận dụng tối đa địa vị xã hội của mình để đóng góp cho chính trường. Không chỉ dừng lại ở đó, bà Dolley còn được đánh giá là một biểu tượng thời trang, nổi tiếng trong công chúng và thậm chí được ưu ái gọi là “Nữ Tổng thống", "Nữ hoàng Dolly".

Với gu thẩm mỹ được đánh giá cao, bà đã bắt đầu trang hoàng ngôi nhà mới của vợ chồng bà sau khi ông James Madison trúng cử Tổng thống Mỹ, thổi vào đó một luồng gió hoàn toàn mới. Nhà Trắng là biểu tượng của chính phủ Mỹ và bà Dolley đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và trang trí nội thất bên trong nó.

Đệ nhất phu nhân “ngầu nhất nước Mỹ: Góa phụ chứng kiến cái chết của chồng con có mối tình điều tiếng với Tổng thống và nghèo khó cuối đời - Ảnh 5.

Bà Dolley thỉnh thoảng tổ chức các bữa tiệc xa hoa với sự tham dự của hàng trăm khách mời. Là người tổ chức, lại có đầu óc sáng tạo và biết nắm bắt xu hướng, bà Dolley từng cho khách mời thưởng thức hương vị của món ngon mới mà người ta gọi là “kem”.

Sự khéo léo và đầu óc nhanh nhạy giúp bà Dolley để lại ấn tượng mạnh trong mắt những người từng có cơ hội tiếp xúc với bà. Bà được biết đến là một người phụ nữ thông minh, hài hước và ngay cả cựu Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson, cũng dành nhiều sự ngưỡng mộ cho bà. Ngoài ra, bà Dolley còn duy trì tình bạn với những người phụ nữ quyền lực khác, trong đó có Đệ nhất phu nhân Louisa Adams.

Thời điểm Nhà Trắng bị Anh xâm chiếm vào năm 1814, bà Dolley đã từ chối rời đi để bảo vệ nơi đây cũng như những tài sản quý giá bên trong. Đệ nhất phu nhân này chỉ chịu rời đi khi quân đội Anh cách đó vài dặm. Lúc này, bà Dolley không thể mang theo hết tất cả những món đồ quý nhưng bà vẫn liều mình bảo quản bức chân dung nổi tiếng của cựu Tổng thống George Washington thời điểm Nhà Trắng bị quân xâm lấn đốt cháy chìm trong biển lửa.

Sau khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống, ông James và bà Dolley rời khỏi Nhà Trắng mà không có nghề nghiệp cũng như thu nhập rõ ràng. Những mối quan hệ cao cấp đòi hỏi họ phải tiếp tục giữ vững lối sống xa hoa và điều này khiến số tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng ngày một vơi dần. Thói nghiện ngập cờ bạc của người con trai với chồng trước của bà Dolly càng khiến gia đình bà thêm khánh kiệt.

Cựu Tổng thống James Madison qua đời năm 1836 để lại bà Dolley đứng trên bờ vực của sự nghèo khổ. Bà bán đi hết những tài sản của gia đình và Quốc hội đề nghị mua lại một vài tài liệu của người chồng quá cố của bà để san sẻ gánh nặng tài chính.

Đệ nhất phu nhân “ngầu nhất nước Mỹ: Góa phụ chứng kiến cái chết của chồng con có mối tình điều tiếng với Tổng thống và nghèo khó cuối đời - Ảnh 6.

Mặc dù bà Dolley bị nhấn chìm trong hoàn cảnh nghèo khó cuối đời, nước Mỹ vẫn không quên vị cựu Đệ nhất phu nhân của họ. Quốc hội trao cho bà chiếc ghế danh dự được xem là một vinh dự đáng kể trong thời đại trước khi phụ nữ có được quyền bầu cử.

Bà Dolley qua đời vào năm 1849 ở tuổi 81. Sau này, Tổng thống thứ 12 của Mỹ là ông Zachary Tylor vẫn nhắc đến bà là “Đệ nhất phu nhân" và danh hiệu này gắn liền với cuộc đời bà Dolley Madison mãi về sau.

(Nguồn: Ranker)

Theo Imacho

ICTVietnam

Trở lên trên