Để nuôi dạy nên một đứa trẻ lớn lên xuất sắc, thành công hơn người, cha mẹ nên tránh 3 điều này!
Suy nghĩ, lời nói và việc làm của cha mẹ đều ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành của con cái trong mọi thời điểm.
- 31-07-2024Cha mẹ "nghèo" 3 thứ này rất khó nuôi dạy con giàu có: Điều thứ 2 rất nhiều phụ huynh mắc phải
- 26-07-2024Cách nuôi dạy con khác biệt của vợ chồng William - Kate: Giữ gìn tuổi thơ bình dị cho con giữa hào quang hoàng gia
- 23-07-2024Giáo viên 30 năm trong nghề nói thẳng: Những đứa trẻ lớn lên chật vật, tự ti thường được nuôi dạy bởi 3 kiểu cha mẹ này
Nhà tâm thần học Alfred Adler có một câu nói: “Đứa trẻ hạnh phúc dùng tuổi thơ ôm ấp cuộc đời, đứa trẻ bất hạnh dùng cả cuộc đời để chữa lành tổn thương thời thơ ấu”.
Tin rằng, cha mẹ nào cũng muốn con của mình là “đứa trẻ hạnh phúc”. Và ngay từ khi con cái còn nhỏ, cha mẹ nên tính đến tương lai của con, giúp con phát triển thành công hơn.
Có một loài động vật gọi là "kiến", chúng là một tập thể lớn, dù sức mạnh nhỏ bé nhưng có thể chiếm lĩnh mọi ngóc ngách của thế giới. Qua việc quan sát và phân tích, con người đã rút ra được nhiều quy luật sinh tồn từ loài kiến.
Dựa vào "quy luật của loài kiến", phân tích các khía cạnh trong việc giáo dục con cái trong gia đình, chúng ta cũng có thể rút ra được nhiều bài học, những đứa trẻ không trở nên xuất chúng khi trưởng thành, phần lớn lý do xuất phát từ 3 khuôn mẫu này của gia đình. Những bậc cha mẹ thông minh sẽ làm ngược lại để con cái lớn lên dễ trở nên thành công.
Bởi vậy, để nuôi dạy con tốt hơn, cha mẹ nên tránh 3 khuôn mẫu này:
01. Gia đình không phân công lao động rõ ràng khó nuôi dạy được những đứa trẻ có mục tiêu rõ ràng
Nhóm nghiên cứu sinh của Đại học Hokkaido, Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu một nhóm kiến. Sau nhiều lần quan sát hành vi của loài kiến, họ phát hiện ra rằng trong một đàn kiến, phần lớn chúng đang làm các công việc như dọn dẹp, vận chuyển, chăm sóc, và xây dựng tổ, trong khi một số ít kiến còn lại chỉ đứng quan sát.
Những con kiến chăm chỉ giúp tổ của chúng trở nên gọn gàng, không lo thiếu thốn thức ăn, còn những con kiến quan sát thực ra cũng không nhàn rỗi, chúng đang suy nghĩ và quan sát, phát hiện sự việc mới và có thể dẫn dắt cả đàn tránh những tình huống khó khăn.
Đây chính là "hiệu ứng kiến lười". Sự phân công lao động và hợp tác là rất quan trọng cho sự phát triển của gia đình.
Cha mẹ không có kế hoạch trong việc nuôi dạy con, phân công công việc không rõ ràng sẽ khiến con cái không biết cần làm gì, không nắm được mục đích của việc học, phát triển bản thân là gì.
Gia đình đoàn kết, phân công rõ ràng, con cái tập trung vào việc học và phát triển bản thân, mục tiêu cuộc sống sẽ trở nên rõ ràng, tương lai sẽ đầy hứa hẹn. Ngược lại, nếu cha mẹ không đúng mực, con cái sẽ rơi vào tình trạng mơ hồ, nỗ lực cũng không đạt được kết quả gì.
02. Gia đình không có kế hoạch, thiếu nguyên tắc, khó nuôi dạy những đứa con kiên trì, chăm chỉ
Cha mẹ không có kế hoạch, bốc đồng, thiếu nguyên tắc sẽ khó nuôi dạy được con kiên trì. Cha mẹ bình tĩnh, có tầm nhìn, đặt ra những kế hoạch, nguyên tắc và kiên trì thực hiện những điều đó, sẽ làm gương, giúp con phát huy được tính chăm chỉ, kiên trì làm việc.
Có một phương pháp phát triển rất thực tế gọi là "rèn luyện sâu", tức là học tập, rèn luyện vững vàng từng ngày, từng bước đi, tích lũy dần dần để đạt được mục tiêu. Nhưng đáng tiếc là trên thực tế, có nhiều người lớn luôn tìm kiếm "khóa học cấp tốc", kiếm tiền phải nhanh; muốn con cái cũng phải tiến bộ nhanh chóng, chỉ cần học một bài là phải hiểu hết mọi thứ.
Cũng có những người lớn sắp xếp cho con học đủ các môn học khác nhau, kết quả là trong sự bận rộn, không có thứ gì thực sự được học tốt. Những đứa trẻ xuất sắc thực ra chỉ nổi trội trong một khía cạnh nào đó, cũng không phải là đạt được nhanh chóng, có thể chúng đạt được thành công muộn nhưng xuất sắc.
Cuộc đời như một cái cây lớn, đừng chỉ nhìn vào những cành lá tươi tốt, mà còn nên nghĩ đến rễ cây. Đó mới chính là tầm nhìn lớn của một gia đình.
03. Gia đình suốt ngày cằn nhằn khó nuôi dạy những đứa con sâu sắc
Rao giảng, trách mắng, thực sự không bằng người lớn làm gương bằng hành động, dùng kết quả để chứng minh bản thân.
Một nhà văn đã viết về một người cha mỗi ngày đều ép con trai phải chăm chỉ học hành. Bất cứ khi nào con trai không nghe lời, người cha lại la mắng. Con trai không chịu nổi sự kìm kẹp của cha, càng ngày càng nổi loạn, rồi giao du với nhóm trẻ hư.
Sau này, khi cậu con trai lớn lên, cậu không đạt được thành tựu gì. Thấy vậy, người anh rể đã cho cậu đi làm ruộng, để cậu tự do tự tại. Trong quá trình làm ruộng, cậu đã trải nghiệm được sự vất vả và bắt đầu hiểu ra ý nghĩa của cuộc sống, từ đó cậu trở nên trưởng thành hơn.
Bầu không khí gia đình yên tĩnh, cha mẹ âm thầm làm việc, cố gắng làm gương sẽ giúp ích hơn cho sự phát triển và học tập của con cái.
Theo: Aboluowang
Đời sống và pháp luật