Để tạo ấn tượng tốt ngay từ lần đầu gặp mặt, hãy nắm bắt 7 cách dưới đây
Để tạo ấn tượng tốt từ lần đầu tiên, bạn hãy chứng tỏ rằng mình là người biết cách tạo dựng và duy trì một mối quan hệ, đồng thời cũng biết tạo cảm giác thoái mái, thân thiện để cho đối tác thể hiện bản thân họ. Tất cả những điều dưới đây sẽ giúp ích cho bạn để khoảng cách giữa mọi người với bạn được thu hẹp lại.
- 12-12-2017Đây là đặc điểm số 1 của các nhà lãnh đạo vĩ đại trên thế giới: Càng ít quan tâm đến chiến thắng thì càng thành công hơn
- 01-12-2017Đây là 7 cách người thông minh thắt chặt mối quan hệ với đồng nghiệp để công việc luôn suôn sẻ hơn
- 10-11-20177 Cách để nắm phần thắng trong mọi mối quan hệ: Người khôn ngoan đã đối phó với những kẻ khó ưa như thế nào
Để tạo ấn tượng tốt từ lần đầu tiên, bạn hãy chứng tỏ rằng mình là người biết cách tạo dựng và duy trì một mối quan hệ, đồng thời cũng biết tạo cảm giác thoái mái, thân thiện để cho đối tác thể hiện bản thân họ.
Bạn muốn làm cho những người mà bạn gặp lần đầu cảm thấy thoải mái hơn, được tôn trọng và có giá trị hơn? Và trong thời gian ngắn đó, bạn muốn tạo ấn tượng đầu tiên thật tốt? Theo Amy Cuddy, chìa khóa cho vấn đề này là việc trong tiềm thức mỗi người đều có câu hỏi: “Liệu tôi có thể tin tưởng bạn?” trong lần đầu gặp mặt. Bà đề cập trong cuốn Presence của mình: “Từ quan điểm tién bộ, điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải biết rằng đối tác có xứng đáng với sự tin tưởng của chúng ta hay không?”. Đó là lí do tại sao - đặc biệt trong môi trường kinh doanh hay chuyên nghiệp - việc cho thấy tay nghề, kinh nghiệm và khả năng tốt không quan trọng bằng việc cho thấy bạn đáng tin tin cậy.
1. Biết lắng nghe nhiều hơn
Đặt câu hỏi. Duy trì giao tiếp bằng mắt. Mỉm cười. Nhăn mặt. Gật đầu. Phản hồi – một cách vừa phải. Đó là tất cả những gì bạn cần làm để cho thấy người đang nói chuyện với bạn cảm thấy được coi trọng.
Thêm nữa, khi bạn phản hồi, hãy tránh đưa ra những lời khuyên bảo, trừ khi bạn được hỏi. Việc lắng nghe thể hiện bạn là người biết quan tâm nhiều hơn là việc đưa ra lời khuyên, bởi khi đưa ra lời khuyên bảo, dường như bạn đang đề cao chính bản thân mình. Chỉ nói khi bạn có điều gì đó quan trọng cần phải nói – khi điều đó quan trọng với người khác hơn là với bạn.
2. Nâng cao giá trị bản thân
Đừng chỉ nghĩ về những gì bạn nhận được mà hãy tập trung vào những gì bạn có thể làm được. Chỉ bằng cách ấy, bạn mới tạo lập và có một mối quan hệ thực sự. Tập trung vào những điều làm bạn khác biệt với những người khác, và cho thấy rằng, người thực sự có ý nghĩa là bạn.
3. Đặt xa các thiết bị trong cuộc nói chuyện
Không tập trung vào điện thoại và đừng tập trung vào bất kì điều gì khác – dù chỉ một phút, khi đang nói chuyện. Bạn không thể kết nối với người khác khi đang mải mê với các thiết bị. Hãy tập trung vào cuộc đối thoại, đó là món quà mà ít ai có thể cho đi được. Nhưng chính món quà thành tâm đó sẽ khiến người khác tin tưởng và muốn tâm sự với bạn nhiều hơn.
4. Đừng tự đề cao bản thân
Chỉ có rất ít những người bị ấn tượng bởi thái độ kiêu căng, bảo thủ và tự quan trọng hóa bản thân. Phần còn lại thì không. Họ cảm thấy tức tối, khó chịu và không thoải mái. Và họ thực sự thấy ghét khi bạn xuất hiện trong phòng.
5. Cho thấy những người khác quan trọng
Bạn hiểu vấn đề. Bạn biết rõ ý kiến của bạn. Bạn có những quan điểm của bạn. Tất cả những điều đó không quan trọng, bởi nó đã là của bạn, bạn không thể học bất kì điều gì từ chính mình. Nhưng bạn không thể biết những gì người khác biết, và mọi người, trừ bạn đều có những gì mà bạn không biết. Điều đó làm họ quan trọng hơn với bạn, bởi bạn có thể học hỏi từ họ.
6. Không thảo luận về những thất bại của người khác
Cứ cho rằng, chúng ta đều thích ngồi lê đôi mách. Chúng ta đều muốn nghe những câu chuyện xấu về người khác. Vấn đề là, chúng ta không cần thiết phải như vậy - điều đó thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác. Đừng thảo luận vởi người khác về thất bại của một người, bởi có thể khi đó, những người xung quanh sẽ tự hỏi, có lúc nào bạn cười họ như vậy hay không?
7. Và hãy thừa nhận thất bại của mình
Khiêm tốn. Khi bạn nói về những thành công của mình, hãy kể về những lần thất bại, thừa nhận những sai lầm và tự cười bản thân mình. Đừng cười trên những thất bại của người khác, mà hãy cười vào chính thất bại của mình. Mọi người sẽ không cười vào bạn mà họ sẽ cười với bạn.
Business Insider