MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đề xuất cấm nhiều hành vi trong đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước

05-09-2023 - 13:41 PM | Bất động sản

Hiện nay, tổng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khoảng 1,67 triệu tỷ đồng. Để quản lý, kinh doanh hiệu quả nguồn vốn này, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước và cấm nhiều hành vi trong đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi).

Trong báo cáo về tình hình đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, cả nước có 826 doanh nghiệp vốn nhà nước với tổng tài sản hơn 3,7 triệu tỷ đồng. Trong đó, vốn nhà nước đầu tư 1,67 triệu tỷ đồng. Trong đó, có 476 doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ với tổng vốn 1,5 triệu tỷ đồng.

Thời gian qua, một số quy định liên quan đến quản trị tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ còn bất cập. Tiêu biểu như việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp, đánh giá bảo toàn vốn của doanh nghiệp dựa vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp và từng dự án đầu tư phải có hiệu quả. Trong khi đó, doanh nghiệp xét tổng thể hiệu quả và còn phải thực hiện một số nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Đề xuất cấm nhiều hành vi trong đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước - Ảnh 1.

Tổng vốn nhà nước tại doanh nghiệp khoảng 1,67 triệu tỷ đồng. (Ảnh minh hoạ: ST).

Trước thực tế trên, Bộ Tài chính đề xuất xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi). Tại đề xuất này, Bộ Tài chính đề xuất nhiều hành vi bị cấm trong đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước.

Các hành vi này gồm: Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp không đúng mục tiêu, thẩm quyền, phạm vi, trình tự và thủ tục quy định của pháp luật. Can thiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện không đúng quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, người đại diện chủ sở hữu vốn trong việc quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc đầu tư vốn tại doanh nghiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Cung cấp thông tin, báo cáo không trung thực, không chính xác, không đầy đủ theo quy định của pháp luật. Tiết lộ, sử dụng thông tin của doanh nghiệp, cơ quan đại diện sở hữu vốn, cơ quan quản lý nhà nước không đúng quy định của pháp luật.

Theo Quỳnh Nga

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên