MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đề xuất chi thêm ngân sách nhà nước hỗ trợ lao động mất việc do COVID-19

Đề xuất chi thêm ngân sách nhà nước hỗ trợ lao động mất việc do COVID-19

Người lao động phải tạm nghỉ việc do cách ly phòng chống dịch COVID-19, bị mất việc làm nhưng số tiền hỗ trợ ngừng việc thấp hơn lương tối thiểu vùng được đề xuất hỗ trợ 1 triệu đồng/người, từ nguồn ngân sách nhà nước.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, kiến nghị thêm các chinh sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Theo đó, Tổng Liên đoàn Lao động đề xuất, hỗ trợ 1 lần với mức 1 triệu đồng/người với trường hợp là lao động phải ngừng việc để cách ly y tế tập trung (F1), cách ly tại nhà (F2), hoặc trong khu vực phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước; người lao động phải ngừng việc trên 14 ngày nhưng tiền lương ngừng việc thấp hơn lương tối thiểu vùng (gồm người lao động trong doanh nghiệp, cơ sở giáo dục).

Chính sách trên được đề xuất áp dụng với người lao động phải ngừng từ 14 ngày trở lên, tính từ ngày 1/5/2021 tới hết năm nay; đang tham gia BHXH bắt buộc tính tới thời điểm phải nghỉ việc. Dự kiến, nếu được áp dụng, sẽ có khoảng 60.000 người lao động được hỗ trợ, tổng kinh phí 60 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách nhà nước.

Tổng Liên đoàn Lao động cũng đề xuất chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT) với người lao động hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, chấm dứt hợp đồng (nhưng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp). Các đối tượng này được đề xuất miễn phần đóng góp của họ vào BHYT (1,5% tháng lương tối thiểu), chỉ thu của phần doanh nghiệp đóng cho người lao động (3% tháng lương).

Chính sách BHYT áp dụng với người lao động nghỉ việc từ ngày 1/6 tới hết năm nay, thời gian miễn tối đa 8 tháng, và người lao động tham gia BHXH bắt buộc tới khi phải tạm nghỉ việc.

Theo tính toán của Tổng Liên đoàn Lao động, dự kiến có khoảng 50.000 người được hỗ trợ, nếu hỗ trợ tối đa 8 tháng, tổng số tiền hỗ trợ khoảng 33,6 tỷ đồng.

Trường hợp người lao động nghỉ việc nhưng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, Tổng Liên đoàn Lao động kiến nghị cho phép họ được miễn đóng nhưng vẫn được duy trì thẻ BHYT đã tham gia tại doanh nghiệp để khám, chữa bệnh BHYT. Thời gian kéo dài hiệu lực BHYT tối đa 8 tháng, từ tháng 6/2021 tới hết tháng 1/2022. Điều kiện để được hưởng chính sách này là tham gia BHYT 2 năm liên tiếp trở lên trước thời điểm phải nghỉ việc.


Theo Lê Hữu Việt

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên