Đề xuất cung cấp thông tin khoản vay ngân hàng của doanh nghiệp
Nhằm chống chuyển giá, Bộ Tài chính đề xuất Ngân hàng Nhà nước phối hợp, cung cấp thông tin để xác định các doanh nghiệp (DN) giao dịch liên kết. Các thông tin cung cấp gồm: Khoản vay, trả nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp cụ thể có giao dịch liên kết, kim ngạch khoản vay, lãi suất, kỳ trả lãi, trả gốc, thực tế rút vốn, trả nợ.
- 22-07-2024Một ngân hàng vừa tăng lãi suất tiết kiệm lên mức cao nhất hệ thống
- 22-07-2024Thu nhập nhân viên Techcombank tăng mạnh, đạt kỷ lục 53 triệu đồng/người/tháng
- 22-07-2024Một công ty tài chính trên sàn báo lãi tăng mạnh trong nửa đầu năm, bình quân mỗi nhân viên tạo ra hơn 1 tỷ đồng lợi nhuận
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132 /2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Tại dự thảo này, Bộ Tài chính đề xuất nhiều quy định mới trong xác định giao dịch liên kết giữa doanh nghiệp và ngân hàng .
Cụ thể, tại quy định về các bên liên kết , Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định, bên liên kết là doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Cả 2 doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp; doanh nghiệp và tổ chức tín dụng đều có ít nhất 20% vốn điều lệ do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp.
Dự thảo Nghị định 132 sửa đổi, Bộ Tài chính cũng đề xuất Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin, số liệu về các khoản vay, trả nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp cụ thể có giao dịch liên kết trên cơ sở danh sách do Cơ quan thuế yêu cầu. Nội dung thông tin gồm: dữ liệu về kim ngạch khoản vay, lãi suất, kỳ trả lãi, trả gốc, thực tế rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) và thông tin liên quan khác (nếu có).
“Ngân hàng Nhà nước phối hợp cung cấp thông tin về người liên quan của tổ chức tín dụng và công ty liên kết của tổ chức tín dụng khi cơ quan thuế yêu cầu”, Bộ Tài chính đề xuất.
Tại tờ trình dự thảo Nghị định số 132 sửa đổi, Bộ Tài chính cho biết, việc xác định quan hệ liên kết với ngân hàng và bị khống chế chi phí lãi vay không vượt quá 30% có nhiều ý kiến. Doanh nghiệp cho rằng, việc vay vốn ngân hàng để kinh doanh phổ biến. Đây cũng là hoạt động kinh doanh thông thường (hoạt động cấp tín dụng) của ngân hàng. Doanh nghiệp và ngân hàng hoàn toàn độc lập với nhau, không có việc kiểm soát, điều hành, góp vốn của ngân hàng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
“Chi phí lãi vay của doanh nghiệp là chi phí thực tế phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, việc khống chế và loại chi phí lãi vay đối với các doanh nghiệp trong trường hợp này là không phù hợp”, doanh nghiệp phản ánh tới Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, các doanh nghiệp dự án đối tác công - tư (PPP) được phép huy động các nguồn vốn hợp pháp lên đến 85% tổng mức đầu tư dự án. Chi phí lãi vay theo cơ cấu vốn vay nêu trên được cơ quan Nhà nước phê duyệt trong phương án tài chính thu hồi vốn. Tuy nhiên, doanh nghiệp dự án PPP bị khống chế chi phí lãi, ảnh hưởng đến phương án tài chính thu hồi vốn mà doanh nghiệp đã được phê duyệt.
Trước thực tế này, Bộ Tài chính đề xuất các quy định về doanh nghiệp liên kết với ngân hàng nhằm đồng bộ với quy định của Luật tổ chức Tín dụng để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quy định bổ sung cũng được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nút thắt chi phí khống chế lãi vay 30% với doanh nghiệp.
Tiền phong