MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đề xuất gia hạn giá FIT điện gió tới hết năm 2023

Bộ Công Thương sẽ sớm đề xuất Thủ tướng cho phép kéo dài chính sách ưu đãi giá FIT cho các dự án điện gió tới hết năm 2023. Sau năm 2023, các dự án điện gió sẽ áp dụng cơ chế đấu thầu, đấu giá cạnh tranh.

Kết luận một cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu Cục Điện lực và năng lượng tái tạo khẩn trương rà soát tình hình phát triển điện gió, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng dẫn tới việc phải kéo dài giá ưu đãi với điện gió, cũng như tác động của việc kéo dài giá FIT đến phát triển điện gió, cung ứng điện... để báo cáo Thủ tướng cho phép kéo dài thời hạn áp dụng giá FIT ưu đãi tới hết năm 2023. Sau thời điểm này mới áp dụng cơ chế đấu thầu, đấu giá cạnh tranh. 

Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Cơ chế giá FIT theo quyết định này đã tạo động lực thúc đẩy thị trường điện gió tại Việt Nam phát triển sau một thời gian trầm lắng do giá thấp. Đã có hàng trăm dự án điện gió được đề xuất bổ sung quy hoạch và đang được thi công xây dựng. Đến cuối tháng 6, thêm 7.000 MW điện gió được bổ sung vào quy hoạch, trong khi số dự án vận hành đến nay là 11 dự án, công suất 429 MW.

Quyết định 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định:

Điện gió trong đất liền: Giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.927 đồng/kWh, tương đương 8,5 Uscent/kWh (chưa bao gồm VAT).

Điện gió trên biển: Giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.223 đồng/kWh, tương đương 9,8 Uscent/kWh (chưa bao gồm VAT). Áp dụng cho các dự án điện gió có một phần hoặc toàn bộ nhà máy vận hành thương mại trước ngày 01/11/2021 và áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

Bộ Công Thương chưa đưa ra các mức giá cụ thể trong giai đoạn gia hạn sau tháng 10/2021.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương trước đó, thời gian từ nay đến hết tháng 10/2021 (thời điểm giá FIT theo Quyết định 39 hết hiệu lực) còn lại rất ngắn, không đủ để nhà đầu tư triển khai các hoạt động chuẩn bị, thực hiện xây dựng dự án điện gió, đặc biệt là các dự án trên biển và các dự án chưa được phê duyệt bổ sung quy hoạch.

Ông Nguyễn Tâm Tiến - Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam nói tại Diễn đàn cấp cao năng lượng Việt Nam 2020: "Nếu như 2021 đã xóa bỏ ưu đãi với điện gió thì tôi e rằng sẽ khó thu hút các nhà đầu tư".

Ông Tâm Tiến cho biết, thông thường một nhà máy điện mặt trời làm trong khoảng từ 6-8 tháng tùy vào tiến độ giải tỏa. Nhưng muốn làm nhà máy điện gió thì phải mất tới 1 năm làm thiết bị.


H.S

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên