Đề xuất sửa đổi chế độ bảo hiểm thai sản
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đưa ra một số đề xuất điều chỉnh liên quan quy định về chế độ bảo hiểm thai sản.
- 31-07-20232 ưu tiên lựa chọn phát triển để Bắc Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
- 31-07-2023Kinh tế tăng trưởng sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính
- 31-07-2023Xổ số kiến thiết TP HCM đã chi bao nhiêu tiền thưởng trong 6 tháng?
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đưa ra một số đề xuất điều chỉnh liên quan quy định về chế độ bảo hiểm thai sản.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi đã điều chỉnh một số quy định của chế độ thai sản, nhằm phù hợp với thực tiễn. Cụ thể như, xác định tuổi thai nhi, quy định về “sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý”…
Cơ quan soạn thảo luật lý giải, theo quy định pháp luật về y tế, các trường hợp người có thai từ 22 tuần trở lên được xác định "là con", nên khi phải đình chỉ thai nghén sẽ xác định là đẻ non, hoặc con chết, không không xác định là sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.
Do vậy, những trường hợp phải đình chỉ thai nghén mà thai dưới 22 tuần sẽ giải quyết chế độ bảo hiểm thai sản theo diện sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.
Trường hợp phải đình chỉ thai nghén từ 22 tuần trở lên, luật mới sẽ quy định giải quyết chế độ thai sản theo diện như sau khi sinh con bị chết.
Bên cạnh đó, Luật BHXH hiện hành quy định về chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý không còn hoàn toàn phù hợp do hiện nay, khi y học phát triển đã có nhiều công nghệ đình chỉ thai nghén. Quy định này dẫn tới nhiều trường hợp sử dụng công nghệ y học để phá thai, đình chỉ thai nghén gặp khó khăn, vướng mắc, thậm chí không được giải quyết chế độ bảo hiểm thai sản, ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động.
Cụ thể, Điều 55 Dự thảo Luật BHXH sửa đổi quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp: Lao động nữ mang thai, sinh con, mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi dưới 6 tuổi, đặt vòng tránh thai, hiện biện pháp triệt sản; Lao động nam đang tham gia BHXH có vợ sinh con.
Trường hợp đình chỉ thai nghén (Điều 57), lao động nữ được được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, thời gian nghỉ tối đa: 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi; thai 5-13 tuần tuổi nghỉ tối đa 20 ngày; từ 13-22 tuần tuổi nghỉ tối đa 40 ngày.
Trường hợp đình chỉ thai nghén từ 22 tuần trở lên được tính như trường hợp con bị chết sau khi sinh, nên người mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 4 tháng.
Dự thảo Luật BHXH sửa đổi cũng điều chỉnh quy định liên quan trường hợp lao động nữ nghỉ sinh đi làm trước thời hạn, theo hướng chỉ áp dụng điều kiện nghỉ sinh hưởng chế độ thai sản tối thiểu 4 tháng mới được đi làm lại với trường hợp phải chăm sóc con. Trường hợp con bị chết sau khi sinh, sẽ không phải áp dụng điều kiện này, lao động nữ có quyền đi làm sớm hơn theo điều kiện sức khỏe, và sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, khi con chết, lao động nữ không còn mục tiêu nghỉ việc để chăm sóc con nhỏ, cũng không phù hợp với tâm lý, nguyện vọng của lao động nữ đi làm để vơi đi nỗi buồn. Từ đó, việc không áp dụng điều kiện nghỉ ít nhất 4 tháng sau sinh với trường hợp con bị chết là phù hợp.
Tiền Phong