Deloitte: Giảm giá vẫn là yếu tố hàng đầu quyết định việc mua hàng online của người Việt
Deloitte dự báo đến năm 2025, thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt 15 tỷ USD, đứng thứ 2 ASEAN sau Indonesia.
- 16-04-2019Thị trường mỹ phẩm Việt Nam 2,3 tỷ USD nhưng doanh nghiệp trong nước chỉ được hưởng 10% thị phần, vì đâu nên nỗi?
- 15-04-2019Áp đảo Lotte và AEON, Vingroup sở hữu 1,5 triệu mét vuông bất động sản, chiếm 2/3 thị phần trung tâm thương mại ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
- 13-04-2019Thị trường cửa hàng tiện lợi Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á, VinGroup bỏ xa các tập đoàn nước ngoài
Người tiêu dùng ở Việt Nam đã quen với việc sử dụng các kênh thương mại kỹ thuật số: 74% số người tham gia khảo sát của Deloitte cho biết gia đình họ thường xuyên mua sắm trực tuyến.
40% dân số Việt Nam là dưới 24 tuổi. Với xu hướng thích sử dụng công nghệ số, những người tiêu dùng trẻ tuổi này là động lực lớn nhất thúc đẩy sự mở rộng nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử. Rõ ràng, họ dành nhiều thời gian mua sắm online hơn nhiều so với việc đi mua hàng trực tiếp.
Nhìn chung, những người tham gia khảo sát nhận thấy mua sắm trực tuyến thuận tiện hơn - vì nó cho phép họ tiết kiệm thời gian và mua sắm từ bất cứ đâu miễn là họ có điện thoại và Internet. Họ cũng cảm thấy rằng các trang web bán trực tuyến cho phép họ biết đến nhiều loại sản phẩm hơn và dễ dàng so sánh giá cả hơn.
Đối với phần lớn những người tham gia khảo sát, khuyến mại là động lực hàng đầu của việc mua sắm online. Tiếp sau đó được theo sau bởi thời gian giao hàng nhanh chóng, cũng như việc hàng hóa online hầu như luôn sẵn có. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn còn lo ngại về thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm.
Về các kênh B2C (business to cosumer - các kênh doanh nghiệp bán trực tiếp hàng hóa cho người dùng), Lazada và Tiki là hai nền tảng phổ biến nhất đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, nền tảng C2C (consumer to consumer - nền tảng mà người mua và người bán đều là các cá nhân trao đổi hàng hóa với nhau) cũng có sự phát triển mạnh mẽ. 45% số người tham gia khảo sát cho biết họ đã mua các mặt hàng trên các kênh truyền thông xã hội, chẳng hạn như Facebook và Instagram.
Thật vậy, các mạng xã hội này không chỉ giúp người tiêu dùng dễ dàng xem đánh giá của khách hàng khác mà còn giúp họ so sánh các sản phẩm của nhiều người bán khác nhau. Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ, các nền tảng này có thể là cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí để tăng cường tiếp thị đến người tiêu dùng cũng như thúc đẩy doanh số.
Ngay cả khi đã quen với việc mua sắm trực tuyến, phần lớn người tiêu dùng vẫn thích thanh toán bằng tiền mặt khi giao hàng (COD), tiếp theo đó là chuyển khoản ngân hàng. Điều đó cho thấy người dùng vẫn đang lo ngại về các vấn đề bảo mật thanh toán, chỉ có 7% khách hàng sử dụng ví điện tử.